Page 152 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 152

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
                                         sở... do người Pháp làm chủ đầu tư,
                                         nhưng  họ  sử  dụng  nhân  công  đa
                                         phần  là  người  Trung  Quốc.  Điều  đó
                                         cũng có nghĩa việc xây dựng trường
                                         Collège de Cantho không là ngoại lệ.
                                         Một nhóm thợ Trung Quốc nào đó có
                                         nhiệm vụ ráp hai cánh cổng trường.
                                         Để đừng lẫn lộn, người thợ đã dùng
                                         chiếc  đục  khắc  lên  cánh  cửa:  Cánh
                                         nầy ở phía phải và cánh cửa mở vào
                                         trong.
                                            Hơn một thế kỷ trôi qua, bao lần
                                         trường được sửa chữa, trùng tu. Bao
                                         lớp  sơn  nối  nhau  phủ  dầy  lên  cánh
           Chữ Hán khắc trên cánh cổng trường  cổng và cũng chẳng ai quan tâm đến
           những điều vụn vặt như thế. Khi đưa hai cánh cổng về đây, chắc những
           nhân viên ở  bảo tàng cũng không để ý. Như một tình cờ, tôi gặp lại kỷ vật
           thân quen đã gắn chặt tuổi thơ và  luôn mấy mươi năm dài từ ngôi trường
           quen thuộc. Chính Nguyễn An Hà đã giúp tôi “chạm” đến người xưa!
              Biết tôi đã là học trò và cũng có thời gian dạy tại trường Phan Thanh
           Giản (nay là trường Châu Văn Liêm) Hà đã hỏi thêm tôi về hai cánh cổng,
           về bảng tên trường cũ và cả bức tượng đồng của cụ Phan Thanh Giản.
           Anh tha thiết muốn thực hiện một góc nhỏ trong khu vườn của mình để
           cựu học sinh trường có dịp ghé thăm, cùng hoài niệm thời học trò giờ đây
           chỉ là kỷ niệm. Ý nguyện của Hà thật tha thiết mặc dù anh chưa từng là
           học sinh trường Phan Thanh Giản (và của cả thành phố Cần Thơ).
              Anh lại tiếp tục lao vào việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu hình ảnh
           để tính ra kích thước bảng tên trường, tượng bán thân cụ Phan và chân
           tượng. Tất cả công trình nầy hoàn tất và đặt ở một góc riêng trong khu
           vườn lưu niệm từ ngày 22 tháng 11 năm 2021.
              Như vậy, ở Bảo tàng Cầm Thi không chỉ có những hiện vật về báo chí,
           thể thao, về kiến trúc, về nghệ thuật của Cần Thơ, mà còn có sự hiện
           diện của một ngôi trường. Ngôi trường đó dù trải qua bao giông bão, bao
           nhiêu biến động của lịch sử, vẫn bền bĩ , kiên trì, góp phần đào tạo những
           tài năng tri thức với đóng góp vang danh ngoài xã hội, những anh hùng-
           liệt sĩ đã hiến dâng trọn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc, nhưng cũng có biết
           bao học trò năm cũ, tuy sống âm thầm nhưng là  những con người chân

                                         155
   147   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157