Page 151 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 151
60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM LÊ TRÚC KHANH
Thơ và cuối cùng là THPT Châu
Văn Liêm. Hai cánh cổng thân
quen nầy chấm dứt vai trò lịch sử
của nó vào những ngày tháng 02/
2017, khi ngôi trường cũ được phá
dỡ để bắt đầu xây dựng mới. Nghe
nói Nguyễn An Hà đã mua được
hai cánh cổng nầy bằng giá mua
các loại hàng phế thải! Về đến
Thới An Đông, chủ nhân mới của
nó đã cho sơn sửa lại và đặt vào
một góc sân trong khu vườn lưu
niệm.
Ngay cả những năm sau 1975,
hai cánh cổng trường vẫn giữ như
trước, nghĩa là được che kín bằng Cổng trường xưa ở Bảo tàng Cầm Thi. (Ảnh tư liệu)
hai tấm tole dầy, có lẽ để ngăn việc học sinh mua hàng bánh bên ngoài.
Những năm đó, thường là ra vào bằng cổng phụ và cổng chính chỉ mở
cửa khi có khách đến thăm trường, trong những ngày lễ, hoặc vào đầu
và cuối buổi học.
Bây giờ hai cánh cổng đã trở về nguyên trạng của những năm đầu
thập niên thế kỷ XX khi trường tôi bắt đầu xây dựng. Chạm tay vào hai
cánh cổng, tự dưng trong lòng tôi rưng rưng. Nghe như còn văng vẳng
đâu đây tiếng nói ấm áp thân ái của thầy cô, tiếng cười trong trẻo, những
câu đùa nghịch ồn ào của bạn bè cùng trang lứa... Và còn ai nữa, bóng cô
bạn học trò kéo chiếc nón lá nép cạnh cổng trường khi cơn mưa tháng tư
đổ về bất chợt? Tất cả... đều là quá khứ mà ta ngỡ như chỉ mới hôm qua...
Tôi đưa ngón tay mình dọc theo thanh sắt vô tri và lạnh lẽo, bất chợt
cảm nhận được hình như ai đó đã khắc lên khung cửa những đường nét
lạ lùng. Nhìn kỹ lại là hai chữ Hán “Hữu trung” (bên phải, phía trong).
Nét chữ vụng về và có lẽ tác giả của nó đã dùng một chiếc đục bén thay
cho ngòi bút. Hơi có chút băn khoăn: Trường chúng ta do người Pháp xây
dựng những năm đầu thế kỷ XX, hầu hết vật liệu như những viên gạch
dán trên trường, ngoài vòng rào, cổng sắt... đều là những sản vật mang
từ châu Âu sang, sao lại có điều lạ lùng như thế?
Chợt nhớ tôi đã từng đọc một tài liệu trên mạng: Các công trình
xây dựng ở miền Nam thời Pháp thuộc như trường học, nhà thờ, công
154