Page 283 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 283
LÊ TRÚC KHANH 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
LÊ CẦN THƠ
NHÀ THƠ - NHÀ GIÁO LÊ TRÚC KHANH
HAI MIỀN QUÊ HƯƠNG TRONG MỘT NGUỒN THƠ
“Lê Trúc Khanh thật sự đứng vững trong thơ
ca trữ tình bằng ngôn ngữ riêng tư, dù cuộc sống
xung quanh có làm cho anh cảm nhận là mình
bị cuốn trôi trong dòng đời nghiệt ngã, và nguồn
rung cảm đã khô cằn...”.
ó lẽ tôi xin phép được giải thích rõ hơn,
Cvì sao nói, hai miền quê hương trong một
nguồn thơ đối với nhà thơ - nhà giáo LÊ TRÚC
KHANH? Số là, trong suốt chặng đường sáng tác
thơ văn, QUÊ HƯƠNG - TÌNH YÊU và NỖI NHỚ KHÔN CÙNG, chính là
nguồn rung cảm thực nhất đối với từng câu, từng chữ xuất hiện trong thơ
anh. Còn hai miền quê hương? Cũng xin nói rõ, một là BẾN TRE của thời
niên thiếu đậm sâu dấu ấn đối với cậu học trò thích mộng mơ ngoài cửa
lớp, thích lắng nghe tiếng chim chiền chiện (chìa vôi) chuyền cành hót líu
lo, mê nhìn những vầng mây trắng bàng bạc trôi ngang những đọt dừa,
mấy ngọn cau lão của miền quê ngoại...; và hai là CẦN THƠ, nơi mà tuổi
chớm vào yêu của thời học trò Đệ Tam, Đệ Nhị, để rồi sau đó cuộc sống
đời thường của mỗi con người trói buộc anh mãi mãi đến sau nầy khó mà
xa rời nó. Đối với anh, cả hai miền quê hương chỉ là một, cho nên những
dòng thơ anh viết, chúng ta bắt gặp hình ảnh của hai miền quê hương
nầy đan chéo nhau, cứ theo xúc cảm của từng kỷ niệm gợi nhớ mà dàn
trải ra, đến với người đọc thật bất ngờ, thú vị. Có thể đó là những bài thơ
anh viết từ năm mười lăm mười sáu tuổi; cũng có những bài được viết ra
với nguồn rung cảm đã khô cằn sau những năm bị cuốn trôi trong dòng
đời nghiệt ngã, vậy mà anh vẫn trân trọng, chắt chiu như cố giữ trong
lòng mình mối chân tình tha thiết với BẾN TRE - miền quê hương thơ ấu,
và CẦN THƠ - miền quê hương thời khôn lớn nên người.
…………..
Giới thiệu hoạt động của văn đoàn VỀ NGUỒN, thi sĩ Kiên Giang (Ban
Thi văn Mây Tần Đài Phát thanh Sài Gòn) nói: “VỀ NGUỒN là một thi
văn đoàn lớn nhất Hậu Giang”. Nhà văn Sĩ Trung (Báo Tia Sáng) viết:
“Thi văn đoàn VỀ NGUỒN đã khai sáng việc ấn hành loại thi tuyển đặc
287