Page 284 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 284
60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM LÊ TRÚC KHANH
biệt ở Miền Tây”. Cô Minh Văn (Nhật báo Sáng) viết: “Thi văn đoàn VỀ
NGUỒN, một thi văn đoàn có phong thái và thanh khí đặc biệt... VỀ
NGUỒN đừng bỏ nguồn nhé!”. Trúc Quân (báo Tinh Hoa nữ sinh) viết:
“Những khuôn mặt VỀ NGUỒN đã không phản bội chủ đề mà họ đã
dựng lên. Từ hình thức cấu tạo thơ đến nội dung đều thể hiện được con
đường đã khai phóng của họ: VỀ NGUỒN. Thơ VỀ NGUỒN không lập dị,
ý không cầu kỳ, tự nó phản ảnh được nó. Giữa lúc mà tình trạng Văn
Nghệ Trẻ xô bồ như hiện nay có nhóm còn giữ được lập trường duy nhất
và vững chắc như vậy là một việc làm đáng lưu ý...”.
Năm 1968 tôi được lệnh gọi nhập ngũ vào trường Bộ binh Thủ Đức,
anh LÊ TRÚC KHANH cùng các bạn nồng cốt của Ban Thường trực ở lại
tiếp tục điều hành Văn đoàn. LÊ TRÚC KHANH thay mặt nhóm thực hiện
chương trình tiếng thơ trên Đài Phát thanh Cần Thơ, theo tôn chỉ mở
đầu từng buổi phát thanh với câu: “Đây VỀ NGUỒN. Tiếng nói tha thiết
của những người yêu mến quê hương. Tiếng thơ chân thành của những
người muốn tìm lại tự tình dân tộc. Do Lê Trúc Khanh phụ trách”. Tiếng
thơ gồm 3 phần: Hương hoa đất nước (mỗi kỳ một bài viết về quê hương
đất nước con người có minh họa bằng thơ), Những sáng tác mới trong
tuần, và Thư tín nhắn tin. Về sau có những kỳ phát chuyên đề hoặc đọc
truyện ngắn (dưới dạng truyện kịch truyền thanh) được bạn bè văn nghệ
gần xa yêu thích. Tiếng thơ VỀ NGUỒN phát mỗi kỳ 30 phút vào đêm thứ
Ba (từ 22g30 đến 23giờ), sau đổi lại tối chủ nhật liên tục đến 30-4-75
mới ngưng. Khoảng thời gian nầy, anh LÊ TRÚC KHANH còn chủ trương
thực hiện tạp chí KHƠI DÒNG, xuất bản tại Cần Thơ được 3 số, và đặc
san VỀ NGUỒN phát hành hằng năm nhân kỷ niệm ngày thành lập Văn
đoàn. Năm 1973, chúng tôi đã chuẩn bị xong bài vở cho đặc san kỷ niệm
CHÍN NĂM VĂN NGHỆ VỀ NGUỒN nhưng phải ngưng lại, vì vận động tài
chánh không đủ trả chi phí in ấn trong tình trạng giấy báo và công in quá
cao. Dù bạn bè văn nghệ khắp nơi đã nhiệt tình gởi bài vở cộng tác, phần
biên tập cho số đặc san nầy rất phong phú, đa dạng; đồng thời một số anh
em đã dặn mua trước, nhưng chúng tôi vẫn không thể in, đành phải lên
tiếng xin lỗi trên chương trình tiếng thơ. Tôi còn nhớ, trong bài viết nhân
kỷ niệm nầy, anh LÊ TRÚC KHANH có một câu cứ mãi in sâu trong tâm
trí tôi, về cái tình trong văn đoàn: “Nhiều lúc tôi muốn hỏi Minh Bastos
đã hút rồi bao nhiêu điếu thuốc? Bao nhiêu điếu thuốc là bấy nhiêu tình
nghĩa mặn nồng(...)”. Với chương trình Tiếng thơ VỀ NGUỒN, anh lại tâm
sự: “Chúng tôi cứ lo sợ chương trình thơ đến lúc phải im tiếng, khi một
288