Page 285 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 285
LÊ TRÚC KHANH 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
giọng ngâm bằng vàng của chúng tôi - cô giáo Liêm (Huỳnh Túy Liêm)
- một ngày nào đó từ biệt ra đi theo trời mưa bong bóng (...)”. Thực tế
thì lúc đó, bên cạnh giọng ngâm sáng giá của chúng tôi là cô giáo Liêm,
còn có mấy giọng ngâm nữa như Tô Thùy Uyên, Phạm Trường Giang,
Nguyễn Huy Chương, và sau nầy có nhóm trẻ mới như Thùy Chinh, Mỹ
Nhiên, Vũ Hưng, Lê Thế. Phần nhạc đệm đã có Minh Phước, Liên Thoại
(tranh và độc huyền), Hà Thanh Vân, Vũ Mạnh Ngân, Vũ Lang, Huy Thọ,
Tất Lang. Dạ Khách (sáo trúc), Lê Hoàng Tâm (guitare). Đúng là những
tình cảm chân thành mà LÊ TRÚC KHANH tâm sự với anh chị em trong
Văn đoàn nói riêng, với bạn bè văn nghệ gần xa vốn có cảm tình với VỀ
NGUỒN liên tiếp nhiều năm, qua hoạt động sáng tác, in ấn thi tuyển, đặc
san, đầu sách (tập thơ của các anh em như Phương Giang, Nguyễn Hoài
Vọng, Hà Huy Thanh, Lệ Thy, Nguyễn Hữu Phương, Huyền Vân Thanh,
Kiều Diễm Phượng, Phạm Hữu Quang, Lê Trúc Khanh v.v...) và thực hiện
chương trình tiếng thơ trên Đài Phát thanh Cần Thơ trước năm 1975.
LÊ TRÚC KHANH có sở trường viết về QUÊ HƯƠNG và TÌNH YÊU với
ngôn ngữ rất bóng bẩy, hồn nhiên, dễ gợi cảm. Thơ anh có hồn, đọc lên
nghe như ngân vang của nhạc điệu, bởi người ta bắt gặp một chút âm
tiết trong thơ Quang Dũng, Hồ Dzếnh..., một chút bình dị, sáng trong
của Kiên Giang, nhưng cái riêng vẫn là LÊ TRÚC KHANH, một người làm
thơ sinh quán đất BẾN TRE, quê hương của cụ Đồ Nguyễn Đình Chiểu,
và chốn nương thân của Quan kinh lược sứ, Đại học sĩ Phan Thanh Giản.
Với miền quê hương BẾN TRE, LÊ TRÚC KHANH gieo bút thật dễ
dàng, thoải mái. Có lẽ do tuổi thơ của anh đã thắm đượm bao nhiêu kỷ
niệm nơi chôn nhau cắt rốn nầy - đúng là quê ngoại - nên trong thơ anh,
chúng ta luôn bắt gặp hình ảnh ngoại, được anh sử dụng như chính hơi
thở thường ngày của mình. Dọc theo chặng đường thơ của anh, tôi không
tìm thấy một bài thơ hay một câu thơ nào nói về quê Nội hay hình ảnh
người cha. Phải chăng tình cảm gia đình riêng tư có những gút mắc mà
anh khó thể phơi bày qua từng xúc cảm thi ca của mình? Tôn trọng cái
riêng tư thầm kín đó mà suốt những năm tháng quen nhau, không bao
giờ tôi hỏi anh vì sao. Chỉ biết, anh ca tụng QUÊ NGOẠI rất cảm động,
rất thâm tình. Ngay từ năm 15 tuổi, anh đã viết bài thơ rất dài mang tựa
QUÊ NGOẠI, đăng báo rồi diễn ngâm trên ban thi văn MÂY TẦN nhiều
lần, được bạn thơ khắp nơi vô cùng yêu thích. Một bài khác về đề tài nầy,
anh viết:
289