Page 75 - Chuyến đi biền biệt
P. 75
Chuyến Đi Biền Biệt Nguyễn Hồng Dũng
xuất hiện. Lễ Phục sinh được tính vào ngày Chủ nhật thứ
nhất sau ngày Xuân phân hai tuần, nghĩa là ngày Xuân
phân trong lịch Tây giả dụ là 20 tháng Ba thì cọng thêm
14 ngày sau đó đến Chủ nhật đầu tiên. Đây là một ý nghĩa
mầu nhiệm vì lễ Phục sinh phải rơi vào đầu mùa xuân
khi sắc hoa lá màu được tươi xanh nẩy lộc.
Bốn mươi ngày trước lễ Phục sinh là Mùa Chay hay
còn gọi là Mùa Thương Khó được bắt đầu bằng lễ Tro
ngày thứ Tư. Lửa và tro là tượng trưng cho sự hủy bỏ,
thiêu rụi những cái gì cũ kỷ để thay vào cái mới hoàn
thiện, nhờ biết được thân xác này cuối cùng sẽ là tro bụi
thì ai trong chúng ta còn luyến tíếc để tham lam ích kỷ,
bỏn xẻn và chấp víu làm gì, thay vào đó là bố thì và phục
vụ tha nhân. Các vị Linh mục chấm tí tro giữa trán hay
rắc trên đầu các giáo dân chút bột xám như một lời nhắc
nhở về sự chết phải đến, có biết đến cái “tử” thì việc
“sanh” mới có ý nghĩa cao thượng, do đó mà mùa chay
để hãm mình, sám hối, bố thí và ăn kiêng là những thước
đo cho sự phản hồi những nguyên lý nhân bản này.
Bảy ngày trước lễ Phục sinh là tuần lễ Thánh với
Chủ nhật lễ Lá để kỷ niệm ngày Chúa Giêsu vào thành
Jerusalem được công chúng Do Thái nghinh đón bằng
những tàu lá cọ, lá dừa phất chào trên tay hoặc lót nơi
bùn lầy trên đường vào thành. Sự kính trọng của dân
chúng đã nói lên tính cao cả, uy tín và mến mộ mà Chúa
GiêSu đã tỏa sáng một góc trời khiến lòng cảm phục và
ngưỡng mộ từ lòng dân phát sinh. Ngày thứ Năm trước
Chủ nhật Phục sinh là lễ Vượt Qua kỷ niệm người dân
Do Thái thoát được ách nô lệ ở Ai Cập, biểu tượng của
dân Chúa thoát khỏi tội lỗi nhờ cái chết của Chúa Giêsu.
Tiếp đến là thứ Sáu Tuần Thánh mà chúng ta quen gọi là
Good Friday, tức là ngày Chúa bị đóng đinh trên thập giá
75