Page 14 - Me Toi
P. 14
con được Mẹ dỗ dành bằng tiếng hò yêu
dấu ngàn đời trên sông Hương, vang vọng
núi Ngự. Có mùa Xuân nào thanh bình để
con về tắm giữa dòng Cửu Long, hầu rửa
sạch những đớn đau chua xót hận thù mộ t
kiếp…!
Mẹ…! Lưng Mẹ còng, còm cõi nhưng
vẫn dựa vào cha hùng tráng bên dãy
T rường Sơn, mặt Mẹ vẫn trông ra biển
Đông và tóc Mẹ vẫn rũ xuống trải dài trên
biển vắng về khuya để khóc đợi con v ề…
Mẹ… Mẹ ơi…! Chúng con vẫn g ọi
M ẹ… Mẹ Việt Nam ơi… muôn đời và muôn
k iếp không thôi…!"
Việt Hải xin giới thiệu tác phẩm "Mẹ
Tôi" của tác giả Chin h Nguyên, bằng văn
phong của nhân chứng sống qua những năm tháng chiến tranh của hai cuộc chiến
chống Pháp và Quốc Cộng, và qua tâm sự đời anh gói ghém nhiều chi tiết sống động
lồng trong sự trải dài lịch sử khổ đau của dân tộc. Sách cho thấy bối cảnh người dân
quê quá nhọc nhằn, quá tội nghiệp, và quá thương tâm khi tranh tối tranh sáng giữa
hai lằn đạn, mà những thế hệ con cháu chúng ta tại hải ngoại này có thể xem đây là
chuyện hoang tưởng. Ngoài chuyện "Mẹ Tôi" được dùng làm đề tựa ra còn có (9) tác
phẩm khác nữa như: Trốc Gốc, Nỗi Buồn Mang Theo, Nỗi Băn Khoăn, Mùa Xuân Trong
Lòng, Những Mùa Noel Cũ, Bạn Tôi, Anh Em Tôi, Bay Vào Lòng Mẹ, và Niềm Riêng. Tô i
thấy rằng mỗi bài có những nét hay riêng, mỗi bài làm lòng tôi bâng khuâng, chùng
xuống trong ý nghĩ man mác như khi đến đoạn cuối của bài "Nỗi Băn Khoăn", tác giả kể
về dì Chúc, tức người em ruột của "Mẹ". Khi "Mẹ" đau dì bán chiếc khuyên vàng lo
thuốc thang cho "Mẹ", vào những ngày hàn vi trước 54, như chi tiết trong bài "Mẹ Tôi"
kể lại. Tôi muốn để chữ Mẹ trong ngoặc kép như tên gọi, cùng ám chỉ một danh từ
riêng thân thương. Trong ý tưởng chung hay riêng thì lòng Mẹ bao la, tình Mẹ bao giờ
cũng chứa chan nhân ái; Với tôi, tôi thích đọc tất cả những bài văn tri ân đấng sinh
thành. Hôm anh email tôi bản thảo để đọc. Bài viết đầu tiên thu hút những ấn tượng
đáng nhớ lắm về "Mẹ Tôi", đã khiến tôi vô cùng xúc động với những gì tác giả ghi nh ận
từ ký ức cũ của mình.
Điểm sau cùng l à người bạn đời Mỹ Thanh của tác giả, chị đã chia sẻ tất cả
những nỗi khổ đau của đời anh, và chính chị đã khuyến khích anh viết lại và xuất bản
sách này. Hôm Tết Nguyên Đán 2006 tôi gặp anh trong buổi tiệc liên hoan của Thờ i
Luận, anh kể tôi chị Mỹ Thanh đôn đốc anh hãy viết lại những tháng ngày hàn vi nơi
đất Bắc. Giờ đây anh đã hoàn tất một tuyển tập truyện ngắn dầy khoảng hơn 300 tra ng