Page 17 - Me Toi
P. 17
Hai nhân vật chính trong
tập truyện “Mẹ Tôi” gần 6 thập
niên đau khổ với ba lần di tản từ
Hà Đông vào Hà Nội, rồi từ Hà
Nội vào Nha Trang, kế đến định
cư tại Ban Mê Thuột và cuối cùng
đến Hoa Kỳ, lăn lóc như một quả
bóng tròn, chưa có chỗ để quả
bóng được tung vào lưới ?
Chinh Nguyên là khuôn
mặt trẻ, nếu xét theo niên kỷ,
nhưng nếu nhận định người thơ
văn như một hiện tượng phi thời gian, qua những sắc thái tâm linh biểu lộ trong tác
phẩm, khuôn mặt này dù không vượt lên kích thước hữu thể để hội nhập vào địa hạt
siêu hình, thì cũng là một cuộc phiêu lưu với hành trình tỷ mỉ như một phi công đang đi
tìm hướng bay tốt cho chính mình và Mẹ vào tuổi bách niên.
Tôi rất cám ơn tác giả đã cho tôi được dịp giới thiệu tập truyện “Mẹ Tôi” đến độc
giả, và nhất là được biết những gì đã sẩy ra tại Miền Bắc Việt Nam vào thời kháng
chiến Pháp lúc tôi còn bé.
Theo ý của tác giả ở câu nói mở đầu của bài viết TRÌNH LÀNG thì “Mẹ Tôi” hay
nói cách khác là “Quê Hương Tôi” như vậy thì vai chính trong tập truyện “Mẹ Tôi” là
“Quê Việt Nam” của chúng ta.
Lối viết truyện ngắn cho chủ để của Chinh Nguyên quả thật tài tình, theo trường
phái Shakespears, có nghĩa là ngoài hai vai chính Mẹ và Con làm cái trục ở giữa được
xem như “trục CHÍNH”, các truyện ngắn khác là bối cảnh, tùy thuộc vào mỗi nhóm vai
phụ kết hợp theo các Trục Nhỏ (vai phụ) quây chung quanh “Trục Chính”. Nếu ta đọc
hết mọi truyện ngắn liên đới cho hai Mẹ Con tác giả đã trải qua biết bao thời kỳ đau
khổ liên miên trong ba lần di tản từ Hà Đông đến Mỹ, chúng tôi thấy sự lăn lóc vì thời
cuộc của tác giả và Mẹ chẳng khác nào quả bóng ba chiều chứ không phải là bánh xe.
Ngoại trừ nhiều đoạn văn tác giả viết ra theo lối nhận định của mình và đã phê
phán hoặn lên án một vài nhân vật trong truyện, Ngòi bút này cũng có thể là “của
người chép sử” đáng khen.
Nếu có điều gì sơ sót trong lối phê phán của tác giả thì xin quí đồng hương bỏ
lỗi cho tác giả, vì người đang được ở trong một Đất Nước Tự Do, sau những ngày sóng
gió, thay đổi hành trình nhiều lần ngoài biển khơi mới tìm tới bến Tự Do. Tác giả cần
phải nói ra hết những gì khuất mắc trong lòng, cũng là một lối nói “xả Hơi” như nhiều
nạn nhân trong cuộc chiến đã đi qua 31 năm mà ảnh hưởng có lẽ sẽ còn mãi muôn đời
trong chúng ta.