Page 16 - Me Toi
P. 16
V AÊ N T H I P H I T U OÅ I T AÙ C
Trong bài viết TRÌNH LÀNG của tác giả có ghi một đoạn của nhà văn Cao Hành
K iện đọc diễn văn để tiếp nhận giải Nobel văn chương năm 2000, hẳn ai trong chúng ta
không ai mà kh ông đồng ý về lời nói xác thực của ông:
“Văn học một khi uốn thành tụng ca của Quốc Gia, kỳ xí của Dân Tộc, miệng
lưỡi của chính đảng, hoặc phát ngôn của một giai cấp, m ột tập đoàn, cho dù có mở
rộng thủ đoạn tuyên truyền, mở rộng thanh thế, rợp trời kín đất đi n ữa, cái loại văn
họ c đó cũng chôn vùi mất bản tính, không thành văn học, mà biến thành công cụ củ a
quyền lực hoặc lợi ích.
Văn học muốn bảo vệ lý do tồn tại của chính nó, và không biến thành công cụ của
chính trị thì không thể không quay về với tiếng nói của cá nhân, bởi văn học trước hết
là cảm thụ của cá nhân mà ra, có cảm thụ mới có phát..”
Sự cảm phát tự nhiên của hữu thể được xem là tình và lý của con người, dù bị
ngăn cản cấm đoán đến đâu cũng có ngày bộc phát công khai tùy thuộc vào những
k húc quanh lịch sử.
Chúng tôi là một trong bốn người được Chinh Nguyên mời viết giới thiệu cho tập truyệ n
“Mẹ Tôi”. Những lời hay ý đẹp ba vị trong giới thi văn đã viết ra hết, tôi là người đến
với Chinh Nguyên sa u cùng.
Tôi được làm quen với nhà thơ Chinh Nguyên nhân dịp sinh nhật tại nhà một
người bạn. Trong dịp này Chinh Nguyên có nhã ý tặng tôi thi tập “Lời Tình Buồn” để
k ết thân lần đầu. Tôi đang đọc và chiêm ngưỡng một số bài thơ hay trong số 211 thi
phẩm của thi tập nầy, thì Chinh Nguyên mang lại nhà tập truyện “Mẹ Tôi” để nhờ viế t
giới thiệu.Tập truyện khá dày với hơn 300 trang phải đọc tới hai đêm mới hết.
Tập truyện “Mẹ Tôi” đọc xong tôi cảm thấy tác giả viết theo lối hồi ký, lối viết
thật công phu và có nhiều chi tiết độc đáo về thời gian và không gian đau khổ nhất đã
g ần như cập nhật với thân phận tác giả và với gia đình, nhất là Mẹ tác giả năm nay đã
92 tuổi.