Page 52 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 52

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


             Diệm tại Miền Nam (1954-1963). Bắt liên lạc được với vợ, Ngô
             Đình Nhu về lại Đà Lạt sống qua ngày cùng Trần Lệ Xuân, tối
             ngày chỉ đọc sách và ít đi ra ngoài. Kịp khi tình hình biến chuyển,
             Ngô Đình Diệm sắp về nước chấp chính, vợ chồng Nhu dọn về Sài
             Gòn ở với Ngô Đình Luyện tại đường Armand Rousseau (gần Ngã
             Sáu Sài Gòn).
                    Ngày 25-6-1954, Ngô Đình Nhu về tới Sài Gòn để chuẩn bị
             thành lập nội các. Giai đoạn đầu Ngô Đình Luyện được Diệm coi
             như cố vấn chính trị của mình. Nhưng kể từ khi Bình Xuyên khởi
             phát bạo động chống Diệm thì vai trò của Ngô Đình Nhu và Trần
             Lệ Xuân trở thành nổi bật. Nhà báo Phan Thứ Lang đã kể lại trong
             "Trần Lệ Xuân, Giấc Mộng Chính Trường" rằng:
                  "Lệ Xuân gặp Trần Quốc Bửu, thủ lãnh Tổng Liên Đoàn Lao
             Công Việt Nam, lúc đó Bửu ở khu nhà kiếng tại đường Verdun (Lê
             Văn Duyệt), nhờ Bửu vận động tập họp cho một số anh chị em lao
             công  để  đi  biểu  tình  chống  tướng  Nguyễn  Văn  Hinh  và  Bình
             Xuyên. Lệ Xuân đã mặc quần đen, áo bà ba trắng cầm biểu ngữ
             dẫn đầu đoàn biểu tình ra Tòa Đô Chính Sài Gòn - Chợ Lớn và hô
             vang khẩu hiệu:
                 "Đả  đảo  Nguyễn  Văn  Hinh!  Đả  đảo  phiến  loạn  Bình  Xuyên!
             Truất phế Bảo Đại, tay sai bù nhìn của thực dân".
                   Cuộc biểu tình trên đã được các báo, đài trong và ngoài nước
             loan tin, lại đăng cả hình Trần Lệ Xuân dẫn đầu cuộc biểu tình.
             Hành  động  trên  đã  khiến  Diệm  khen  ngợi  Lệ  Xuân  tuy  là  dân
             trường Tây không rành chữ Việt nhưng đã can đảm tự động đi biểu
             tình.  Còn  Ngô  Đình  Nhu  thì  hàng  ngày  tiếp  xúc  với  nhóm  Nhị
             Lang,  Hồ  Hán  Sơn,  Nguyễn  Bảo  Toàn,  Hà  Đức  Minh,  Nguyễn
             Thành Phương... để bàn cách đối phó với Bình Xuyên và Bảo Đại.
             Trong thời gian này Diệm cử Ngô Đình Luyện sang Pháp để gặp
             Bảo Đại, giải quyết vụ Nguyễn Văn Hinh và Bình Xuyên" (65)
              Ngày 10-6-1955, trong bản văn cử phái đoàn đi Pháp có ghi rằng
             "Cố vấn Ngô Đình Nhu trưởng phái đoàn" và từ đó Ngô Đình Nhu
             đã chính thức đảm nhiệm vai trò cố vấn, mặc dù ông khởi sự đảm
             nhiệm công việc này ngay từ hồi đầu năm 1955, lúc mới dọn vào ở
             trong  Dinh  Độc  Lập.  Ông  Đoàn  Thêm,  nguyên  Đổng  Lý  Văn
             Phòng Phủ Tổng thống ghi nhận: "Ông Nhu đã thành cố vấn chính
             trị mà chẳng cần văn kiện bổ nhiệm. Thực tế ở Việt Nam thường

                                            51
   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57