Page 18 - No Em Mot Doi
P. 18
tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ, và tiếng người vọng ra từ
chiếc máy truyển hình tại góc phòng khách.
Không biết mẹ tôi ở Việt Nam bây giờ sức khỏe ra sao
sau những ngày tết vui vẻ tại quê nhà gần những người thân
quen? Mẹ tôi đã không muốn rời quê hương nữa trong khi
cha tôi đơn độc một mình trong nghĩa trang Oak Hill San
Jose đã mấy năm.
Cái cảnh cô đơn khi cha tôi bỏ lại mẹ trên quê hương
người đã làm mẹ tôi thấm thía nỗi xa quê, và mong vọng
mỏi mòn ngày về. Cho nên dù yêu cha tôi cả một đời, nặn
nội dắt con tìm cha tôi mọi chỗ trong thời chiến tranh,
những ngày mẹ soi tìm bóng cha đều có tôi bên cạnh lang
thang với mẹ, tháng này Hòa Bình, tháng sau Chợ Nội/Hưng
Yên, tháng kế tiếp đi về non nước! Mẹ tôi cứ thế lam lũ vất
vả nuôi con, và hy sinh cho cha tôi trọn kiếp, nhưng mẹ tôi
cũng nhất định tìm lại lối xưa làng cũ để đưa mắt già nhìn
lại dấu cũ, để ôm ấp những kỷ niệm không đành bỏ lại.
Tôi đã gọi điện thoại về Ban Mê Thuột để thưa với mẹ
là sẽ về đón mẹ qua Mỹ, nếu mẹ tôi đổi ý. Lần nào cũng
vậy, mẹ tôi đều từ chối không qua Mỹ nữa, với một giọng
buồn phiền mẹ nói.
- Về Mỹ mẹ ở với con thì lại nhớ mấy em, và chị của
con cùng các cháu bên này, mà ở bên này thì mẹ lại nhớ các
con bên ấy. Nhưng ở Mỹ mẹ buồn lắm, một thân một mình
ở trong căn nhà lạnh lẽo lắm, không giám đi đâu như nhà tù.
Hơn nữa ở trong căn phòng đó mẹ luôn thấy hình bóng cha
con như ở đâu đó trong khi các con đi làm. Mẹ buồn lắm.
Thôi con để mẹ ở Việt Nam. Ở Việt Nam tuy nghèo, sống
dưới áp bức của Cộng Sản, nhưng mẹ gìa rồi tiếc gì nữa. Mẹ
ở với các cháu thấy ấm lòng hơn, mẹ chết ở Việt Nam là mẹ
17