Page 83 - NRCM1
P. 83

Đức Thanh

           dừng,  qua  thời  gian  cũng  sinh  trở  lại…  Kinh  Lăng
           Nghiêm nói do m t niệm ngu ngơ mà vào.
                 -  Loài  chẳng  phải  có  tƣởng,  chẳng  phải  không
           tƣởng,  là  chỉ  cho  chúng  sinh  trời  phi  phi  tƣởng.  Cõi
           này giống nhƣ không có tƣởng, nhƣng vẫn còn tƣởng
           vi  tế.  Kinh  Lăng  Nghiêm  nói  do  m t  niệm  mà  thầm
           thầm phân  iệt  ên trong là phi phi tưởng.
                  Cõi là nơi, xứ; Phật là giác ngộ viên mãn; Bồ Tát
           là phần giác (hay giác từng phần).
                 Nói “Các loài chúng sinh là cõi Phật của Bồ Tát”.
           Có thể hiểu các loài chúng sinh là cái nơi, là môi trƣờng
           để các vị Bồ Tát thực hành tu tập giác ngộ viên mãn. Bồ
           Tát là ngƣời sống hòa nhập vào đời thƣờng để độ sinh,
           những lúc cần tiếp cận  môi trƣờng ô uế  với  mục đích
           giáo hóa thì họ vẫn không ngại.
                 Một nhà sƣ đã sống trong tù để giúp đ  các tù nhân.
           Vì ông có hạnh kiểm rất là mẫu mực, ngƣời ta thả ông ra.
           Thế là ông phạm những tội mới để vào tù lại. Cuối cùng
           không còn tù nhân nào nữa, trừ ông. Cũng có một thiền
           sƣ suốt đời làm kế toán viên cho kỹ viện của các nghệ
           giả. Sau đó các nghệ giả đã trở thành nữ tu (cũng có thể
           vài nữ tu trở thành nghệ giả… sử sách không nói chuyện
           này). Ông thuyết giáo cho tất cả những ngƣời đàn ông lui
           tới kỹ viện này. Những ngƣời đàn ông đã hoàn toàn thay
           đổi và nhiều ngƣời đã trở thành tu sĩ. Đó cũng là mục
           đích của Bồ Tát.  65



           65
             “Một nhà sƣ… Bồ Tát” Hỏi Thiền, trang 50 - Thái Tiên Đệ Tử Hoàn - Lê
           Thanh Lộc dịch.
           82
   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88