Page 84 - NRCM1
P. 84
NHẬN RA CHÍNH MÌNH
Thế là tùy nơi căn cơ, tập tục, văn hóa từng địa
phƣơng, từng quốc gia mà giáo hóa. Tùy theo nội dung
cần điều phục cái sai lầm gì của chúng sinh mà chọn
phƣơng thức giáo hóa. Tùy theo đặc điểm chúng sinh
yêu thích cõi Ta bà hay cõi nƣớc Tịnh độ mà Bồ Tát
ứng xử, thị hiện cho phù hợp để chúng sinh dễ ngộ
nhập tri kiến Phật.
- Trong phẩm Quán chúng sinh, Xá Lợi Phất hỏi
Thiên nữ: “Đối với ba thừa, chí của cô cầu thừa nào?”
Thiên nữ nói: “Nếu cần đem pháp Thanh Văn mà giáo
hóa chúng sinh, thì tôi làm Thanh Văn. Nếu cần đem
pháp Duyên Giác để giáo hóa chúng sinh, thì tôi làm
Bích Chi Phật. Nếu cần pháp đại bi mà giáo hóa chúng
sinh, thì tôi thực hành Đại thừa. Xá Lợi Phất! Nhƣ ngƣời
vào rừng Chiêm-bặc chỉ ngửi thấy mùi hoa Chiêm-bặc
mà thôi, chẳng ngửi thấy mùi thơm nào khác. Cũng vậy,
hôm nay ngƣời vào thất này chỉ nghe hƣơng thơm công
đức của Phật mà thôi, chứ chẳng thích nghe hƣơng thơm
công đức của Thanh Văn và Bích Chi Phật.” 66
- Việc giáo hóa chúng sinh, ứng hợp với căn cơ ý
thích của mỗi loài, mỗi cõi mà có những cách thức làm
Phật sự khác nhau:
Có cõi Phật dùng ánh sáng quang minh của Phật mà
làm Phật sự, có cõi dùng Bồ Tát mà làm Phật sự. Có cõi
dùng ngƣời biến hóa của Phật mà làm Phật sự. Có cõi
dùng cây Bồ đề mà làm Phật sự. Có cõi dùng y phục của
66
“Đối với… Bích Chi Phật” Kinh Duy Ma Cật, trang 123, 124 - Đoàn Trung
Còn dịch.
83