Page 89 - NRCM1
P. 89

Đức Thanh

           sen đẹp, thơm ngát thì phải trồng nơi đất bùn, chứ không
           thể trồng trên gò cao đƣợc. Nói độ sinh vì ngƣời, nhƣng
           khi thực hành các việc lành cũng chính là thành tựu công
           hạnh cho mình. Bồ Tát lấy chúng sinh làm công hạnh tu
           tập, không rời bỏ chúng sinh mà thành tựu đƣợc chúng
           sinh, tức là thành tựu đƣợc cõi nƣớc Tịnh độ. Tại sao? Vì
           “Tất cả các phiền não là hạt giống Nhƣ Lai. Cũng nhƣ
           không lặn xuống biển sâu thì không thể đặng châu báu
           vô  giá.  Cũng  vậy,  nếu  không  vào  biển  phiền  não,  tất
                                                             70
           không thể đƣợc của báu là  cái Trí biết tất cả.”
                 Tôi tập vận dụng lời dạy này của Phật, khi tiếp xúc
           với chúng sinh, nếu gặp phải phiền não liền nhớ câu thần
           chú: “Các loài chúng sinh là cõi Phật của Bồ Tát” để tự
           độ mình.
                 Kế đến Phật dạy: Trực tâm, thâm tâm, bồ đề tâm là
           Tịnh độ của Bồ Tát, sáu pháp ba la mật, bốn vô lƣợng
           tâm, bốn nhiếp pháp, ba mƣơi bảy trợ đạo phẩm, mƣời
           điều lành v.v… đều là Tịnh độ của Bồ Tát. Bồ Tát muốn
           đƣợc cõi nƣớc thanh tịnh nên làm cho tâm thanh tịnh, tùy
           theo tâm thanh tịnh mà cõi Phật thanh tịnh.
                 Xá Lợi Phất nghĩ rằng tâm của Phật thanh tịnh,
           tại sao cõi Ta bà của ngài toàn là hầm hố, chông gai,
           nhơ  nhớp thế này.  Phật biết tâm niệm  ấy,  liền bảo:
           “Mặt  trời,  mặt  trăng  há  không  sáng  chăng.  Tại  sao
           ngƣời  mù  lại  không  thấy?  Cũng  thế,  chúng  sinh  do
           tội  chƣớng,  nên  không  thấy  thế  giới  của  Nhƣ  Lai
           thanh tịnh trang nghiêm”.


           70  “Tất cả các… tất cả” Kinh Duy Ma Cật, trang 136 -  Đoàn Trung Còn dịch.
           88
   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94