Page 101 - Tuyen Tap VTLV 2016
P. 101

Văn Thơ Lạc Việt

            Nha Mân, Miền Quê Nội.
                Nha Mân, gối đầu lên một nhánh bên hữu ngạn Sông
            Tiền, và duỗi mình về hướng Sông Hậu. Đó là quê Nội tôi.
            Từ  thời  Pháp  cai  trị  đến  năm  1955,  thuộc  quận  Châu
            Thành, tỉnh Sa Đéc. Năm 1956 đến năm 1965, Sa Đéc trở
            thành quận bằng cách phân chia lại lănh thổ của tỉnh, Nha
            Mân thuộc quận Đức Tôn, và quận lỵ tại Cái Tàu Hạ. Năm
            1966,  tỉnh  Sa  Đéc  được  tái  lập  và  Nha  Mân  trở  lại  trực
            thuộc quận Châu Thành. Trụ sở xã cạnh đầu cầu Nha Mân,
            sát  đường  liên  tỉnh  Vĩnh  Long  Sa  Đéc  Vàm  Cống.  Tôi
            không biết địa danh Nha Mân do đâu mà có, và ranh giới từ
            đâu đến đâu nữa, chỉ biết là con sông trải dài theo quê Nội
            tôi có tên là Nha Mân. Tôi nhớ trên bản đồ quân sự ghi là
            "rạch" nhưng tôi xin gọi là "sông" để phân biệt với những
            con "rạch nhỏ" dọc hai bên bờ sông. Không biết có phải do
            vậy mà tên Nha Mân trở thành miền quê này hay không?
            Về mặt hành chánh từ xa xưa thì Nha Mân là xã Tân Nhuận
            Đông do sự kết hợp 3 xã Phú Nhuận, Tân Hựu, và Tân Hựu
            Đông  khoảng  năm  1940  hay  1941  gì  đó.  Và  cho  dù  tên
            hành chánh của xã có là gì đi nữa, thì Nha Mân vẫn là cái
            tên  rất  thân  thương  đối  với  những  người  sinh  sống  trên
            vùng đất hiền  òa trù phú này, một vùng đất được  òng phù
            sa bồi đắp quanh năm, nhất là vào mùa nước dâng cao từ
            thượng nguồn sông Mékong đổ xuống với lưu lượng trung
            bình 90.000m3/giây. Cũng trong 1 giây đồng hồ, lưu lượng
            đó chuyên chở khoảng 5/10.000 trọng lượng phù sa trong
            vào  mùa  khô,  và  khoảng  15/10.000  trọng  lượng  phù  sa
            trong mùa mưa cung cấp cho các tỉnh vùng hạ lưu.
               Sông  Nha  Mân,  bắt  đầu  từ  một  nhánh  của  Sông  Tiền
            (còn gọi là Tiền Giang), rồi quanh co uốn khúc như hằng
            trăm con sông khác, góp phần tạo nên hệ thống sông rạch
            chằng chịt trên miền quê thân thương của vùng đất "cù lao"
            giữa  Sông  Tiền  với  Sông  Hậu.  Phần  cuối  của  sông  Nha
            Mân,  nối  vào  rạch  Ba  Càng  (trên  đường  Vĩnh  Long  Cần
            Thơ) và ra Sông Hậu, ngang chợ Cần Thơ.
               Dọc bờ trái sông (từ cầu Nha Mân vào) có nhiều rạch
            nhỏ. Những rạch này cách nhau từ vài trăm thước đến vài
                                       100
   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106