Page 102 - Tuyen Tap VTLV 2016
P. 102

Quê Hương và Tình Yêu

            cây số. Rạch đầu tiên có tên là Rạch Chùa Ông Chiêm. Nhà
            Nội tôi ở rạch này. Khoảng giữa rạch, có chùa Hội Phước
            xây  cất  vào  cuối  thế  kỷ  19,  và  được  xem  là  một  trong
            những  ngôi  chùa  lâu  đời  nhất  của  đồng  bằng  Cửu  Long.
            Con đường từ  vàm  Rạch Chùa vào đến chùa Hội  Phước,
            tuy nền đất nhưng đủ rộng và chịu được trọng lượng của xe
            du lịch và xe ngựa đưa thiện nam tín nữ vào lễ Phật trong
            những ngày hội lớn của bà con trong vùng. Những lễ lớn tại
            chùa, các thiện nam tín nữ từ Sa Đéc xuống, từ Cái Xép,
            Mù U, và Cái Tàu Hạ lên dự. Khỏi Rạch Chùa Ông Chiêm
            khoảng  500  thước  là  rạch  Bà  Thiên.  Đầu  vàm  rạch,  có
            nhiều nhà khá giả với những ngôi nhà nền đúc cao, vách
            tường  hoặc  vách  ván,  lợp  ngói.  Rồi  đến  rạch  Cầu  Xoay,
            nhưng bà con quen gọi là Cầu Xây. Theo lời Ba tôi kể lại
            (Ba tôi sinh năm 1903 và lớn lên tại Nha Mân. Mất năm
            2004 tại Houston, Hoa Kỳ) thì cây cầu nguyên thủy "xoay
            được  1/4  vòng  tròn"  để  ghe  lớn  chở  lúa  ra  vào  rạch.  Xa
            khoảng 2 cây số nữa, sẽ đến Chợ Dinh, và cạnh đó là rạch
            Ông Đại.
               Khoảng giữa Cầu Xoay với Chợ Dinh, có nhiều ngôi nhà
            nền đúc theo kiểu xưa, của những vị đại điền chủ. Một số vị
            trong những ngôi nhà đó, đă một thời phục vụ trong ngành
            hành chánh và quân sự dưới thời đệ nhất và đệ nhị cộng
            hòa.  Đó  là  ông  Lê  Công  Chất,  Đốc  Phủ  Sứ,  một  thời  là
            Tổng  Trưởng  Nội  Vụ.  Đại  tá  Phạm  Văn  Út,  một  thời  là
            Tỉnh  Trưởng  An  Xuyên,  về  sau  là  Dân  Biểu  Hạ  Viện.
            Ngang  Chợ  Dinh  là  rạch  Ông  Yên,  có  giáo  sư  Học  viện
            quốc gia hành chánh Nguyễn văn Tương, năm 1967 là Đặc
            Ủy Trưởng Hành Chánh, tức Tổng Trưởng Nội Vụ. Ông là
            em của Y sĩ Đại Tá Nguyễn Văn Nhu, bác sĩ giải phẩu của
            ngành Quân Y.
               Cứ tiếp tục theo bờ trái sông Nha Mân, bà con sẽ đến
            Rạch Tre. Tại sao có tên Rạch Tre thì tôi không biết, chỉ
            biết  rằng,  trong  ngọn  rạch  này  có  ngôi  chùa  mà  chung
            quanh là hàng rào tre bao bọc. Qua khỏi Rạch Tre là Ngã
            Ba sông, tên địa phương là Ngã Ba Phú Nhơn. Nếu theo
            dòng  nước  rẽ  phải  là  lên  Bình  Tiên,  và  từ  đây  vào  Phú

                                       101
   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107