Page 103 - Tuyen Tap VTLV 2016
P. 103
Văn Thơ Lạc Việt
Nhơn, lại theo dòng nước lên Rạch Rắn, rẽ phải sẽ ra đến
chợ Sa Đéc.
Mời lui lại Ngã Ba Phú Nhơn, nếu đi thẳng sẽ đến rạch
Cái Ngổ. Nơi đây nổi tiếng về những nhà giàu với những
vườn cam, quít, xoài, bưởi. Đoạn sông này bắt đầu hẹp bề
ngang khi qua khỏi ngã ba sông. Tiếp tục đi sâu vào sông
Nha Mân, sẽ là Rạch Chùa và rạch này cũng có ngôi chùa.
Qua khỏi Rạch Chùa là Rạch Gia. Ngay đầu rạch, có cây
gia cổ thụ với "râu ria" dài ngoằn xuống đến tận mặt nước,
và rất có thể do vậy mà rạch này mang tên đó cũng nên.
Một đoạn nữa là Rạch Cầu. Ngọn Rạch Cầu thông xuống
một nhánh của ngọn sông Cái Tàu Hạ. Gần Rạch Cầu là
rạch Bằng Lăng, và cách đó không xa là rạch Mương Khai.
Khu vực này là xă Hòa Tân do sự kết hợp xã Hòa Hưng và
xã Tân Hựu Trung cùng khoảng thời gian hình thành xă
Tân Nhuận Đông, cũng thuộc quận Châu Thành, tỉnh Sa
Đéc. Tiếp tục về hướng ngọn sông Nha Mân là Xẻo Mát,
với đoạn sông càng lúc càng hẹp bề ngang, cho đến cuối
ngọn thì thông vào rạch Ba Càng.
Nha Mân trước chiến tranh (tức giữa năm 1945 về
trước).
Bờ trái sông Nha Mân có đường trải đá vào đến Hòa
Tân. Lề đường bên phải -tức phía bờ sông- có hàng cây me
ăn trái. Những cây này trồng theo khoảng cách đều nhau và
cùng lứa với nhau, nên tán cây cùng cở, trông như những
cái nấm khổng lồ dọc hành trình thủy bộ. Vào mùa me vừa
chín, đám choai choai trong làng thường "ăn cắp" chấm
muối ớt, ngon ơi là ngon. Tôi nói "ăn cắp", vì hàng me dọc
lề đường Nha Mân vào Hòa Tân là tài sản của Xã, và hằng
năm Ban Hội Tề Xã đấu thầu bán cho những ai trả giá cao
nhất. Ban Hội Tề hay Hội Đồng Hương Chức (về sau gọi là
Ủy Ban Hành Chánh Xã) theo thứ tự từ cao xuống thấp,
như sau: Hương Cả, Hương Chủ, Hương Sư, Hương
Trưởng, Hương Chánh, Hương Giáo, Hương Quản, Hương
Bộ, Hương Thân, Hương Hào, Xã Trưởng, và Chánh Lục
Bộ. Hương Cả là vị đứng đầu Ban Hội Tề với vị phụ tá là
Hương Chủ, và 2 vị cố vấn là Hương Sư Hương Trưởng.
102