Page 107 - Tuyen Tap VTLV 2016
P. 107
Văn Thơ Lạc Việt
người nhà phải châm thêm dầu hoặc đốt lại ngọn đèn đă tắt.
Tết Nha Mân về đêm, với những ánh lửa lập loè ở khoảng
cách không đều nhau, cao thấp cũng chênh lệch nhau, và
chính "ánh sáng đèn đường" này đã góp phần tạo nên cái
dáng vẻ của người Nha Mân mừng xuân là vậy.
Cúng ình.
Ngôi đình tọa lạc bên kia sông, trên đường từ cầu Nha
Mân ra ngoài vàm. Mỗi năm cúng thần một lần theo nghi
thức cổ truyền và trong ba ngày liên tiếp. Ban Hội Tề xă
Tân Nhuận Đông là cơ quan trách nhiệm tổ chức. Người
dân nông thôn nói chung và người Nha Mân nói riêng, rất
tin vào sự chở che và phò độ của "vị thần trị vì" làng mình,
nên mọi người lớn bé trong làng đều háo hức tham gia lễ
cúng. Trong kế hoạch tổ chức lễ cúng, bao giờ cũng mời
một đoàn "hát bộ" về trình diễn những vở tuồng thường là
loại tuồng dă sử Trung Hoa. Đoàn hát bộ (cũng như các
đoàn hát cải lương vùng đồng bằng Cửu Long) thường
dùng chiếc ghe lớn gọi là ghe chài hay ghe cà dom, để
chuyên chở tất cả những gì cần cho một rạp hát lưu động
cùng tất cả nghệ sĩ của đoàn, do tàu kéo đến. Rạp hát lộ
thiên, sân khấu thì bằng gỗ và ván được dựng bên cạnh sân
đình, với những phông màn nhiều màu sắc nhưng cũ kỹ. Bà
con đến cúng thần và xem hát, đều ăn mặc tươm tất chẳng
khác gì những ngày vui Tết. Người xem đều đứng hoặc
ngồi trên những chiếc ghế mang từ nhà đến, còn những vị
"chức sắc" trong làng là có những hàng ghế riêng và ngồi
gần sân khấu nhất.
Cúng đình cũng là cơ hội tốt cho các thanh niên thiếu nữ
trong làng, gặp gở hàn huyên tâm sự và cũng là dịp để các
cô cậu liếc nhìn nhau. Trong những ngày cúng đình, hầu
như lúc nào cũng đông người chen lấn trên sân đình nhỏ
hẹp. Tiếng cười nói ồn ào, chen lẫn tiếng rao hàng rộn rã,
tạo nên một hoạt cảnh đậm đà tình tự dân tộc của người
Nha Mân.
Cúng rằm tháng 7 âm lịch.
106