Page 111 - Tuyen Tap VTLV 2016
P. 111

Văn Thơ Lạc Việt

               Nửa cuối năm 1945, tôi được chứng kiến (lúc đó tôi làm
            thơ ký cho ông Đại Đội Trưởng du kích hoàn toàn mù chữ)
            ít nhất là 3 lần khi họ kiểm soát những ghe xuồng qua lại
            trạm gác gần rạch Bà Thiên. Họ lục soát toàn bộ những gì
            có trên những chiếc ghe xuồng và cả trên người của những
            người đi trên đó. Bất kỳ có bao nhiêu màu sắc, nhưng chỉ
            cần có 3 màu "xanh trắng đỏ" và bất kỳ 3 màu đó rải rác
            trên các vật dụng khác nhau, là họ ghép vào tội "Việt gian"
            và người đó bị bắt ngay. Không thể biện minh bất cứ điều
            gì. Chỉ đêm đó thôi, hay chậm lắm là đêm sau đó, người bị
            ghép tội "Việt gian", bị giết và thả trôi sông. Những năm
            đầu cuộc chiến 1945-1954, rất nhiều xác chết -phần lớn là
            vô thừa nhận- thả trôi trên sông Nha Mân. Nhiều đến nỗi
            không ai dám ăn tôm tép vì loại này háu rỉa thịt người. Ba
            màu xanh trắng đỏ  là màu quốc kỳ  của Pháp. Việt  Cộng
            cho rằng, 3 màu đó trên vật dụng của người bị kết tội Việt
            gian, là dấu hiệu để Việt gian với thực dân Pháp nhận nhau.
               Người dân Nha Mân, từ đó, từ dạo chiến tranh tràn đến,
            biến đổi nhanh chóng cuộc sống của họ theo cái nghĩa điêu
            tàn, đau khổ, và u buồn! Không còn những cái Tết vui vầy
            bên  cha  mẹ  họ  hàng  với  bà  con  chòm  xóm,  không  còn
            những ngày cúng đình rộn rã với những hồi trống mời gọi
            của đoàn hát bộ, cũng không còn những lễ cúng rằm tháng
            7 (âm lịch) vừa trang nghiêm vừa ồn ào náo nhiệt!
               Một cái đồn ngay cạnh đầu cầu Nha Mân, với khoảng 20
            tên lính Pháp (toàn là gốc Bắc Phi) trấn đóng. Ngày đêm
            chúng tuần tiểu chung quanh hai bên cầu ra đến vàm sông.
            Đôi khi chúng đột nhập vào hướng Rạch Chùa, bất kỳ ai
            thấy trước là hô to: “Tây vô. Tây vô". Thế là mọi người túa
            chạy vào chùa, lên hướng rạch Bà Thiên, và chạy ra đồng.
            Cái đồn chẳng khác "cái pháp trường" và những tên "lính
            gạch mặt" chẳng khác những "tên đao phủ" đối với người
            Nha Mân. Rất nhiều người Nha Mân đã bị tra tấn, bị giết,
            thậm chí sau khi chết, chúng còn chặt làm nhiều khúc đem
            thả trôi sông nữa. Đó là trường hợp con trai của ông Tư
            Tàng ở gần vàm Rạch Chùa (ông Tư Tàng, trước kia là
            Hưong Quản trong Ban Hội Tề xã Tân Nhuận Đông). Bạn

                                       110
   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116