Page 116 - Tuyen Tap VTLV 2016
P. 116
Quê Hương và Tình Yêu
Những lễ hội của dân làng, tuy vẫn tổ chức hằng năm,
nhưng không còn đúng nghĩa lễ hội như thời trước chiến
tranh, bởi du kích cộng sản trà trộn phá hoại cuộc sống của
dân làng. Chỉ có chùa Hội Phước còn có người tham dự vì
ở khu vực được xem là tương đối an ninh. Rất nhiều thanh
niên nam nữ lứa tuổi 20-30 của Nha Mân, đã vào quân đội,
hoặc tìm sống trên Sài Gòn hay các tỉnh lân cận. Cũng có
người bị Việt Cộng cưỡng bách theo chúng. Về phần tôi,
những tháng trước khi đình chiến, tôi đă nhập học trường
Võ Bị Liên Quân Đà Lạt với tính cách Bộ Quốc Phòng gởi
lên học nhờ vì trường Thủ Đức không còn cơ sở trống. Tôi
thuộc tài nguyên khóa 5 sĩ quan trừ bị Thủ Đức
Cuối năm 1967, ông Lê Công Chất rủ tôi (và nhiều bạn
quê ở Nha Mân), sẽ cùng về Nha Mân ngay sau Tết
Nguyên Đán, vừa thăm quê vừa bàn thảo xem làm được gí
cho Nha Mân. Lúc bấy giờ, anh Lê Thọ Trung là Tỉnh
Trưởng Sa Đéc, cũng có kế hoạch xây dựng xã Tân Nhuận
Đông phát triển về nông nghiệp. Nhưng cuộc tấn công bất
ngờ của quân cộng sản trong Tết Mậu Thân (đầu năm
1968), đă cắt đứt ý định của chúng tôi vì nhiệm vụ trở nên
bận rộn hơn. Thỉnh thoảng tôi dành chút thì giờ về thăm Bà
Nội tôi (ba má tôi sống ở Vĩnh Long), cũng để có cái nhìn
về cuộc sống của bà con trong làng. Sinh hoạt của người
Nha Mân có thể xem là bình thường, nhưng là cái bình
thường trong cuộc chiến tranh giữa chế độ độc tài với chế
độ tự do, mà hai bên đối phương đều là người Việt Nam.
Do vậy mà có h nh ảnh trái ngược nhau, chẳng hạn người
dân ban ngày sống với cơ quan chánh quyền, ban đêm bị
Việt Cộng buộc phải đóng thuế cho chúng hoặc nghe chúng
tuyên truyền, nhất là vùng sâu trong ngọn sông Nha Mân.
Gia đình có người bị cộng sản lôi kéo theo chúng, những
gia đình khác có con em gia nhập quân đội Việt Nam Cộng
Hòa chống lại chúng. Trong quân sự có danh từ "vùng xôi
đậu", theo nghĩa đen là xôi với đậu lẫn lộn nhau, còn nghĩa
bóng là để chỉ trong cuộc sống của người dân, có chánh
quyền và có cả việt cộng.
115