Page 110 - Tuyen Tap VTLV 2016
P. 110
Quê Hương và Tình Yêu
là giàu nhưng chắc chắn không phải là nghèo, và nhất là về
tình cảm, người dân Nha Mân sống với nhau như một đại
gia đình nông thôn.
Nha Mân trong chiến tranh 1945-1954.
Tháng 9.1945, quân Pháp trở lại chiếm đóng Sài Gòn.
Lần lượt chúng tiến quân xuống các tỉnh đồng bằng Cửu
Long. Nha Mân cũng trong tình trạng đó. Hầu hết người
Nha Mân từ ngoài vàm và Rạch Chùa Ông Chiêm, đều
bồng bế gia đình "tản cư" vào sâu trong ngọn sông Nha
Mân. Trong số này có gia đình Ba Má tôi. Chúng tôi sống ở
ngọn Rạch Cầu. Gần 1 năm, thì gia đình Ba Má tôi cùng
nhiều gia đình khác, "hồi cư" về lại nhà cũ. Nhưng phần
lớn nhà cửa từ vàm sông Nha Mân vào đến Rạch Chùa Ông
Chiêm và một phần ở rạch Bà Thiên, đều bị quân Pháp đốt
hết. Thay vào đó là những mái chòi hoặc mái lá đơn sơ để
sống qua thời khói lửa. Trong khi đó, Việt Minh -tức Việt
cộng- đập phá toàn bộ những ngôi nhà bằng gạch mà chúng
gọi là "tiêu thổ kháng chiến", nhiều nhất là những ngôi nhà
đồ sộ ở giữa rạch Cầu Xoay với rạch Ông Đại, và toàn bộ
khu phố Chợ Dinh. Bắt dân (có tôi trong số này) chở đi đắp
đập ngang sông Nha Mân, đoạn qua khỏi Ngã Ba Phú
Nhơn vài trăm thước. Đập này, Việt Cộng nói là ngăn
không cho hải quân Pháp tiến sâu vào trong. Nhưng chỉ
một loạt chất nổ của quân Pháp, là chúng vào ra thong thả.
Bên nào cũng phá theo mục đích của họ, trong khi bao đau
thương, mất mát, đều trút lên đầu người dân hiền hòa Nha
Mân!
Các cầu trên đường bên trái sông Nha Mân vào đến Hòa
Tân, đều bị Việt cộng phá sập. Từng đoạn đường bị đào
làm hầm hố, cùng với những đám chuối được trồng trên
mặt đường để ngăn đường tiến quân của giặc, và mọi người
không được sử dụng đường này nữa, mà tất cả phải đi từ
vườn này sang vườn kia hoặc đi ngoài ruộng. Nhiều "trạm
gác lưu động" của Việt Cộng đặt dọc theo bờ sông Nha
Mân. Gần rạch Bà Thiên 1 trạm. Rạch Cầu Xoay 1 trạm.
Bên kia Chợ Dinh 1 trạm.
109