Page 100 - Nghia vu hop dong
P. 100
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh
dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình
thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm”. Điều luật này xuất phát từ nguyên tắc chung của PLDS quy định tại
Điều 10 BLDS “Việc xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự không được
xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp
của người khác”. Khi một người có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các
quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ thì người xâm phạm phải chịu
hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi của mình gây ra.
Tuy nhiên trên thực tế cũng như dưới góc độ pháp lý, theo các đc có hành
vi nào gây thiệt hại mà không phảI chịu trách nhiệm bồi thường ko?
Có những hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
nhưng được pháp luật cho phép thực hiện hoặc bắt buộc phảI thực hiện thì hành
vi đó không phảI chịu trách nhiệm bồi thường.
Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật là 2 căn
cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH, tuy nhiên để người gây thiệt hại phải chịu
trách nhiệm bồi thường còn dựa trên căn cứ thứ ba, có lỗi của người gây thiệt
hại.
* Có lỗi của người gây thiệt hại
Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và
làm chủ hành vi của mình nếu họ có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho
người khác. Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi của mình và hậu quả
do hành vi đó mang lại.
Điều 364 BLDS 2015 quy định:
“Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây
thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong
muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
39