Page 102 - Nghia vu hop dong
P. 102
chịu trách nhiệm bồi thường nếu thiệt hại xảy ra đúng là kết quả tất yếu của
hành vi tráI pháp luật của họ.
- Việc xác định mối quan hệ nhân quả trong trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi lẽ:
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thiệt hại là hậu quả
(có sau), hành vi trái pháp luật là nguyên nhân (có trước);
+ Khi nhiều người gây thiệt hại cho một người hoặc khi người gây thiệt
hại và người bị thiệt hại đều có lỗi thì xác định mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa
trong việc xác định mức bồi thường.
Nghiên cứu các quy định về btth ngoài hợp đồng nói chung, xác định thiệt
hại nói riêng có ý nghĩa quan trọng với công tác công an.
- Hiểu được các quy định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.
- Vận dụng vào giải quyết các tình huống mà thực tế công tác có liên
quan. Ví dụ: vụ án cố ý gây thương tích, giết người, vu khống, làm nhục người
khác…
Lực lượng CSND khi gặp những vụ án, tình huống có liên quan đến bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng tư vấn, khuyến khích các đương sự bồi thường
thỏa đáng, vì đây là một trong những tình tiết giảm nhẹ, là căn cứ để tòa án
quyết định hình phạt.
3. Năng lực và nguyên tắc chịu trách nhiệm bồi thường
a. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
Việc bồi thường thiệt hại phải do người có khả năng bồi thường và chính
họ tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, mặc dù hành vi gây ra thiệt hại có thể không
do chính họ thực hiện. BLDS quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của cá nhân tại Điều 586 mà không quy định về năng lực bồi thường
của các chủ thể khác. Việc xác định năng lực bồi thường thiệt hại dựa vào các
trường hợp năng lực hành vi dân sự của cá nhân, bởi suy cho cùng việc tham gia
vào quan hệ dân sự nói chung, quan hệ bồi thường nói riêng đòi hỏi chủ thể phải
41