Page 105 - Nghia vu hop dong
P. 105

TIẾT 5

                         V. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (tiếp)

                         Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là gì? Trách

                  nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác BTTH do vi phạm hợp đồng ở

                  điểm nào?

                         Theo quy định của BLDS 2015, bồi thường thiệt hại trong các trường hợp

                  cụ thể được quy định từ Điều 594 đến Điều 608, gồm 15 trường hợp. Chia thành

                  2 nhóm: nhóm 1:  BTTH do hành vi của con người gây ra, nhóm 2: BTTH do tài

                  sản gây ra. Tuy nhiên, với thời lượng nghiên cứu trên lớp có hạn, tập trung vào 4

                  trường hợp:

                         - BTTH do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

                         - BTTH do người dùng chất kích thích gây ra;

                         - BTTH do người thi hành công vụ gây ra;

                         - BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

                         4. Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể

                         a. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ

                  chính đáng

                         Quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể được thỏa mãn nhưng không được

                  xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. Nguyên tắc này đã được

                  ghi nhận tại khoản 4 Điều 3 BLDS năm 2015: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt


                  quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi
                  ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Do đó, mọi hành vi


                  gây thiệt hại cho các đối tượng được pháp luật bảo vệ đều không được pháp luật
                  thừa nhận.


                         Nhằm khuyến khích các cá nhân tự bảo vệ, chủ động ngăn chặn các hành

                  vi trái pháp luật gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, quyền và

                  lợi ích của Nhà nước, của chủ thể khác, trong một số trường hợp nhất định pháp

                  luật cho phép cá nhân được chống trả chủ thể khác khi chủ thể đó có hành vi trái

                  PL gây thiệt hại trước. PL coi việc chống trả các hành vi xâm phạm đến các đối

                  tượng được PL bảo vệ trong chừng mực nhất định là phòng vệ chính đáng. Để


                                                              44
   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110