Page 101 - Nghia vu hop dong
P. 101
Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có
khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy
ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng
thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.
- Việc đánh giá hình thức, mức độ lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng khác với trách nhiệm
hình sự.
Trong trách nhiệm hình sự, hình thức và mức độ lỗi có ý nghĩa rất quan
trong trong định tội danh và quyết định hình phạt. Còn đối với trách nhiệm
BTTH ngoài HĐ dựa trên cơ sở thiệt hại đã xảy ra, lỗi chỉ là cơ sở của trách
nhiệm chứ không phải là thước đo để xác định trách nhiệm. Vì vậy, khi xác định
lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần lưu ý:
+ Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi người gây
thiệt hại có lỗi, bất kể lỗi đó là lỗi cố ý hay vô ý;
+ Việc xác định lỗi cố ý, vô ý trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng có ý nghĩa trong một số trường hợp: Để giảm mức bồi thường, là điều
kiện để xác định trách nhiệm bồi thường.
+ Trong một số trường hợp nhất định, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi (khoản 3
Điều 601, Đ.602).
* Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy
ra
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả của hành vi trái pháp luật và ngược lại,
hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân gây nên thiệt hại. Phạm trù nguyên
nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong triết học. Nhân quả là mối liên hệ nội
tại, khách quan và tất yếu giữa các hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội. Nguyên
nhân bao giờ cũng có trước và là cái sinh ra kết quả, kết quả là cái có sau và là
cái tất yếu xảy ra bởi nguyên nhân. Thiệt hại xảy ra phảI đúng là kết quả tất yếu
của hành vi vi phạm và ngược lại, người có hành vi vi phạm gây thiệt hại phải
40