Page 106 - Nghia vu hop dong
P. 106
làm rõ hơn điều này mời các đ/c theo dõi clip sau:
Xem clip
Giáo viên tổng kết: để được coi là phòng vệ chính đáng đáp ứng được 4
điều kiện: có hành vi xâm hại, hành vi xâm hại đó đang xảy ra; thiệt hại phải
gây ra cho chính người có hành vi xâm hại; hành vi chống trả phải cần thiết.
GV tổng kết dựa trên 4 căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH. Tập trung
vào căn cứ thứ hai: Hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, đối với hành vi gây thiệt
hại trong phòng vệ chính đáng các lưu ý:
Thứ nhất: Người có hành vi phòng vệ gây thiệt hại vì đang có hành vi trái
pháp luật xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích
hợp pháp của người khác hoặc xâm phạm tói lợi ích của chính bản thân người
phòng vệ chính đáng.
Thứ hai: Hành vi trái pháp luật của người khác đang gây thiệt hại hoặc có
nguy cơ gây thiệt hại cho đối tương bị xâm hại. Nếu thiệt hại đã xảy ra mà người
bị thiệt hại mới có hành vi chống trà và gây thiệt hại ngược trở lại thì không thể
coi là phòng vệ chính đáng.
Thứ ba: Hành vi phòng vệ chính đáng phải gây thiệt hại cho chính người
có hành vi xâm hại (trước tiên là tính mạng, sức khoẻ; trong những trường hợp
nhất định có thể là tài sản cùa người có hành vi xâm phạm). Nếu gây thiệt hại
cho người không có hành vi xâm hại thì không coi là phòng vệ chính đáng mà
có thể coi là gây thiệt hại do yêu cầu của tình thế cấp thiết nếu thoả mãn đủ các
điều kiện nhất định.
Thứ tư: Hành vi gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải
là cần thiết với hành vi xâm hại.
+ Hành vi gây thiệt hại được xác định là cần thiết: Không thể có lựa chọn
nào khác trong điều kiện, hoàn cảnh này nên buộc người bị tấn công phải có
hành vi gây thiệt hại ngược trở lại.
Như vậy, khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích được pháp
luật bảo vệ thì bản thân người phòng vệ chính đáng phải cân nhắc, tính toán để
có thể phòng vệ chính đáng. Chính vì phòng vệ chính đáng không bị coi là trái
45