Page 108 - Nghia vu hop dong
P. 108
hại ngược trở lại nhưng có sự sai lầm trong việc đánh giá mức độ của sự tấn
công, điều kiện hoàn cảnh của hành vi tấn công và hành vi chống trả, do đó vượt
quá mức cần thiết nên đã gây ra thiệt hại cho người có hành vi gây thiệt hại ban
đầu. Do đó hành vi của họ đã vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng. Việc
vượt quá giới hạn đó bị coi là trái pháp luật, vì vậy họ phải bồi thường thiệt hại.
* Chú ý: về mức bồi thường
- Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này cần
có những sự chú ý nhất định. Thông thường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
phát sinh khi thoả mãn đầy đủ các điều kiện sau đây: Có thiệt hại xảy ra; hành vi
gây thiệt hại được coi là trái pháp luật; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; có lỗi của người gây thiệt hại.
Ngoài ra, về nguyên tắc, một người chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi
và hậu quả do hành vi đó mang lại. Theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt
hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì hành vi đó không bị coi là trái
pháp luật, do vậy người thực hiện hành vi này không phải bồi thường. Nếu thực
hiện hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì hành vi này bị coi là đã
(thực hiện hành vi) trái pháp luật, do vậy người thực hiện hành vi vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại do
hành vi đó gây ra.
Như vậy trên đây các đồng chí đã được nghiên cứu về BTTH trong trường
hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, trong đó có thể thấy đây là hành vi
của con người, có ý thức phòng vệ nhưng đã vượt quá giới hạn pháp luật cho
phép nên đã có những hành vi gây thiệt hại vượt quá dẫn đến phải bồi thường.
Tuy nhiên, thực tiễn đời sống cũng cho thấy có những trường hợp không có
hành vi trái pháp luật nào gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân,
quyền và lợi ích của Nhà nước, của chủ thể khác, nhưng các chủ thể vẫn có hành
vi gây thiệt hại cho người khác. Vào thời điểm gây thiệt hại, có người có đầy đủ
khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình, nhưng cũng có người gây thiệt
hại tự đặt mình vào tình trạng ko nhận thức và làm chủ hành vi của mình.
Theo quy định của pháp luật, một người có năng lực hành vi dân sự đầy
47