Page 112 - Nghia vu hop dong
P. 112

khăn phức tạp, nhưng vấn đề sẽ phức tạp hơn nữa nếu xâm hại đến danh dự nhân

                  phẩm uy tín, và người gây thiệt hại là người thi hành công vụ.

                         Nhà nước với tư cách là chủ thể duy nhất có quyền quản lý, điều hành xã

                  hội thông qua quyền lực được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện, do đó

                  không tránh khỏi có xu hướng lạm dụng quyền lực. Sự lạm dụng có nhiều biểu

                  hiện cụ thể, song về hình thức thường là sự vi phạm pháp luật trong quá trình

                  thực thi quyền lực, về hậu quả thường là sự tổn hại các quyền, lợi ích hợp pháp

                  của đối tượng quản lý gây ra bởi các hành vi vi phạm pháp luật nêu trên. Vì vậy,

                  nhằm  đảm  bảo  quyền  lợi  của  người  bị thiệt hại, BLDS đã quy định về BTTH

                  trong các trường hợp này.

                         Trước đây, theo quy định của BLDS năm 2005 quy định trách nhiệm bồi

                  thường  thiệt  hại  do  cán  bộ,  công  chức  gây  ra  (Điều  619),  do  người  có  thẩm

                  quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Điều 620). Tuy nhiên, trách nhiệm

                  bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức và do người có thẩm quyền của cơ

                  quan tiến hành tố tụng gây ra là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại mang tính

                  đặc thù, được điều chỉnh bởi Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009.

                  Chính  vì  vậy,  đến  BLDS 2015 đã sửa thành Bồi thường thiệt hại do người thi

                  hành công vụ gây ra (Điều 598).

                         Điều  598  BLDS  năm  2015  quy  định:  “Nhà  nước  có  trách  nhiệm  bồi

                  thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra


                  theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”.
                      Chính  vì  vậy,  chế  định  pháp  luật  về  trách  nhiệm  bồi  thường  thiệt hại của


                  Nhà nước có thể coi là một cơ chế pháp lý hiệu quả trong số các phương pháp có
                  thể hạn chế, ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực của Nhà nước.


                         Chế định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở Việt Nam một mặt xuất

                  phát từ yêu cầu đảm bảo quyền cơ bản của con người trong thực tiễn, một mặt

                  phù hợp với công ước quốc tế về quyền yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại

                  do công chức nhà nước gây ra là một trong những quyền cơ bản về dân sự, chính

                  trị của con người.

                         Theo số liệu thống kê từ Bộ Tư pháp:


                                                              51
   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117