Page 116 - Nghia vu hop dong
P. 116
- Thú dữ: là động vật bậc cao, có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng
sữa, to lớn, rất dữ, có thể làm hại người. VD: hổ, báo, sư tử, gấu…
Tuy nhiên, cần lưu ý và phân biệt giữa vật nuôi gây thiệt hại trong trường
hợp nó hung dữ (VD: chó, mèo, vật nuôi khác bị bệnh dại cắn người…) với thiệt
hại do thú dữ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu vật nuôi trong gia
đình bị dại gây thiệt hại thì thuộc trường hợp BTTH do súc vật gây ra, còn thiệt
hại do thú dữ gây ra sẽ thuộc trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra.
+ Ngoài ra, thú dữ gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm BTTH do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra phải đang chịu sự quản lý của một chủ thể nhất định,
nếu ko có sự quản lý (ở môi trường tự nhiên, thiên nhiên hoang dã) thì trách
nhiệm BTTH ko phát sinh mặc dù tài sản này thuộc sở hữu Nhà nước. VD: thú dữ
trong rừng gây thiệt hại tài sản, sức khỏe, tính mạng…
- Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về nguồn nguy hiểm
cao độ như sau:
Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật chất nhất định do pháp luật quy
định luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho con người, con người không thể kiểm
soát được một cách tuyệt đối.
Những điểm cần lưu ý đối với xác định trách nhiệm BTTH do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra:
- Thiệt hại phải do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chẳng hạn
như: Xe ô tô đang vận hành bị mất phanh, nổ lốp... thú đang biểu diễn xiếc
thì nhảy ra gây thiệt hại cho khán giả...
- Chủ thể phải bồi thường thiệt hại: Căn cứ vào Điều 601 BLDS 2015:
+ Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;
+ Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng( mượn,
thuê..) thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận
khác.
+ Người chiếm hữu, sử dụng trái PL nguồn nguy hiểm cao độ.
55