Page 117 - Nghia vu hop dong
P. 117
Trên nguyên tắc chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ (cho thuê, cho mượn...) phải bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra kể cả khi không có lỗi (trách nhiệm nâng
cao).
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao
độ được loại trừ nếu xuất hiện một trong lí do sau:
+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại:
+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nguồn nguy hiểm cao độ là loại tài sản đặc biệt luôn tiềm ẩn khả năng
gây ra thiệt hại cho những người xung quanh, cho nên việc bảo quản, vận hành,
sản xuất phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về an toàn kĩ thuật, trình tự,
quy trình vận hành khai thác chúng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác
định đối với chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ khi nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra thiệt hại kể cả trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu
trái pháp luật. Do đó, khoản 4 Điều 601 BLDS quy định:
“Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp
luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật
phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiếm cao độ có lỗi
trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì
phải liên đới bồi thường thiệt hại”.
* Chú ý: Liên hệ trường hợp chủ sở hữu phương tiện giao thông đã mua
bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới.
e. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế
cấp thiết (Điều 595 BLDS)
Theo quy định tại Điều 595 BLDS thì:
“1. Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu
56