Page 115 - Nghia vu hop dong
P. 115
nguồn nguy hiểm cao độ là gì? Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
được phát sinh dựa trên cơ sở những điều kiện gì và trách nhiệm BTTH do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được giải quyết như thế nào?
* Về khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ, Điều 601 BLDS quy định:
“Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ
thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy,
chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp
luật quy định”
Điều luật này không đưa ra khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ mà chi liệt
kê các đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ đó là:
- “Phương tiện giao thông vận tải cơ giới”: Hiện nay, chưa có văn bản
pháp luật nào chính thức đưa ra khái niệm “phương tiện giao thông vận tải cơ
giới”. Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: “Phương tiện giao thông vận
tải cơ giới đường bộ gồm: xe ô tồ, máy kéo, xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn
máy và các loại xe tương tự kể cả xe cơ giới dành cho người tàn tật...”. Như
vậy, ngoài phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ còn có phương tiện
giao thông vận tải cơ giới đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
- Hệ thống tải điện được hiểu là dây truyền dẫn điện, mô tơ, máy phát
điện, cầu dao...; nhà máy công nghiệp như nhà máy công nghiệp nặng, công
nghiệp nhẹ... cũng như phương tiện giao thông vận tải cơ giới chi được coi là
nguồn nguy hiểm cao độ khi nó “đang hoạt động” - điều đó có nghĩa là nếu nó
đang ở trạng thái tĩnh thì không tạo nguy hiểm cho những người xung quanh.
- “Vũ khí” bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể
thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
- Chất cháy, chất nổ” là chất lỏng, chất khí, chất rắn... dễ gây ra cháy nổ
(diêm, phốt pho, xăng dầu...). Chất nổ với khả năng gây nổ mạnh, nhanh toả
nhiệt và ánh sáng (thuốc nổ, thuốc pháo, thuốc súng...). “Chất độc” là những
chất có độc tính cao, rất nguy hiểm cho sức khoẻ, tính mạng của con người,
động vật, cũng như đối với môi trường xung quanh (ví dụ: các chất độc bảng A
như A- cô-ni-tin và các loại muối của nó, kẽm phốt pho, ni-cô-tin...).
54