Page 92 - Nghia vu hop dong
P. 92
* Mối liên hệ giữa bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - bồi thường thiệt
hại do người thi hành công vụ gây ra được điều chỉnh bằng luật trách nhiệm bồi
thường của nhà nước:
- Với quy định về BTTH ngoài HĐ được điều chỉnh bằng luật dân sự, áp
dụng giữa các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp lý, tự do ý chí, độc lập về tài sản
và tự chịu trách nhiệm.
- Đối với BTTH theo Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017, bên
cạnh một số điểm giống nhau, còn có những điểm khác biệt là: chỉ áp dụng đối
với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt
động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; phải có văn bản làm căn cứ yêu
cầu bồi thường theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước như:
Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật
của người thi hành công vụ, và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi
hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự
giải quyết yêu cầu bồi thường.
Như vậy có thể nói rằng, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng sẽ bù đắp, khắc phục những tổn thất đã xảy ra cho người bị thiệt hại,
nhưng về phía người bị thiệt hại phải gánh chịu những hậu quả bất lợi. Do đó,
khi nào phảI bồi thường, việc bồi thường xuất phát từ những căn cứ nào sẽ là
câu hỏi mà cả hai phía đều mong muốn làm sáng tỏ. Ví dụ như trong tình huống,
lái xe say rượu, có sử dụng ma túy khi điều khiển phương tiện giao thông có
phải bồi thường không?
Vậy để trả lời cho câu hỏi trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trên
căn cứ nào, tôi và các đc sẽ làm rõ trong phần 2. Căn cứ phát sinh tránh nhiệm
BTTH.
2. Căn cứ phát sinh
Là một loại trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát
sinh khi thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định. Những căn cứ này là
những yếu tố, cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người phảI bồi thường,
người được bồi thường và mức độ bồi thường. Trên cơ sở quy định tại Điều 584
31