Page 90 - Nghia vu hop dong
P. 90
TIẾT 04:
V. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG
1. Khái niệm
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập rất sớm trong hệ thống pháp
luật của nước ta. Tuy nhiên chỉ đến khi BLDS 1995 ra đời thì các quy định về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới được quy định một cách chi tiết. Tiếp đó,
BLDS 2005, blds 2015 đã hoàn thiện hơn nữa các quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Những quy định về bồi thường thiệt hại
(BTTH) ngoài hợp đồng ngày càng có vai trò quan trọng đối với việc duy trì
trật tự xã hội cũng như bảo đảm lẽ công bằng mà các hệ thống pháp luật đều
hướng tới.
Theo quy định tại Điều 275 BLDS 2015, một trong những căn cứ làm
phát sinh nghĩa vụ là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”. Tương
ứng với căn cứ này là quy định tại Chương XX. Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng.
Điều 584 BLDS 2015 quy định:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy
định khác”.
Trách nhiệm BTTH làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng với khái niệm nghĩa vụ được
quy định tại Điều 274 BLDS “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ
thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao
quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực
hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi
chung là bên có quyền)”.
Như vậy theo quy định tại Điều 584 BLDS 2015 thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi người có hành vi trái pháp luật có
29