Page 86 - Nghia vu hop dong
P. 86
2. Nội dung
- Nghĩa vụ của người thực hiện công việc:
Nguời thực hiện công việc phải tiếp tục thực hiện công việc đó đến khi
người chủ sở hữu hoặc người có thẩm quyền đối với công việc có thể tự mình
thực hiện việc đỉều hành, quản lí công việc. Nếu người thực hiện công việc nhận
thấy việc tiếp tục thực hiện công việc là trái với ý định hoặc không có lợi cho
người có công việc đó thì phải chấm dứt việc thực hiện. Người thực hiện công
việc phải tuân thủ theo ý định của người có thẩm quyền đối với công việc nếu
không rõ ý định của người có thẩm quyền, cần phải cân nhắc đến tính chất công
việc và bảo đảm mang lại lợi ích cho người có thẩm quyền đối với công việc đó.
- Nghĩa vụ của người có thẩm quyền đối với công việc:
Người có thẩm quyền đối với công việc là chủ sở hữu, người thừa kế của
chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp của người có công việc phải hoàn trả
cho người đã thực hiện công việc chi phí hợp lí mà họ đã bỏ ra, kể cả khi công
việc không đạt được kết quả như mong muốn (khoản 1 Điều 576 BLDS). Nếu
người thực hiện công việc cố ý gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì
người có thẩm quyền yêu cầu người thực hiện công việc phải bồi thường thiệt
hại. Nếu do vô ý mà gây thiệt hại thì người thực hiện công việc có thể được
giảm mức bồi thường. Trường hợp người thực hiện công việc tự mình gây thiệt
hại cho người thứ ba, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người thực hiện
công việc (Điều 577 BLDS).
II. NGHĨA VỤ HOÀN TRẢ DO CHIẾM HỮU, SỬ DỤNG TÀI SẢN,
ĐƯỢC LỢI VỀ TÀI SẢN KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT
1. Khái niệm
Căn cứ phát sinh nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản có thề
do hành vi trái pháp luật chiếm đoạt tài sản của nguời khác hoặc việc chiếm hữu
tài sản của một chủ thể là ngay tình. Chủ thể không biết hoặc không thể biết việc
chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật.
Khi một chủ thể chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác ngay tình
hoặc không ngay tình đều phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu của nó. Ngoài ra,
25