Page 91 - Nghia vu hop dong
P. 91
lỗi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra trong những
trường hợp đặc biệt nếu pháp luật quy định người gây thiệt hại phảI bồi thường
thiệt hại cả khi không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng phát sinh
kể cả khi không có lỗi của người gây thiệt hại.
Từ phân tích trên có thể đưa ra khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hơp đồng là một nghĩa vụ, theo đó
người có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại
phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.
Khi nghiên cứu về khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại, một vấn đề
cần lưu ý và phân biệt được trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với
trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ (hay BTTH trong hợp đồng). Như vậy:
+ Trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (Đ.360) là trường
hợp giữa các chủ thể đã giao kết hợp đồng, trong quá trình thực hiện hợp đồng
có một bên không thực hiện, thực hiện không đúng các quyền và nghĩa vụ đã
thỏa thuận thì phải chịu trách nhiệm với bên kia. Việc bồi thường được thực
hiện theo các thỏa thuận trong HĐ. Gồm: thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh
thần.
+ Còn đối với trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng là trường hợp chủ
thể có hành vi vi phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại phải
bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Giữa các bên ko có HĐ, hoặc có HĐ
nhưng thiệt hại xảy ra ko liên quan…Điều này thể hiện rất rõ qua tình huống vụ
TNGT trong phần đầu bài tôi đã nêu. …
Ngoài ra, BTTH ngoài HĐ với BTTH trong HĐ còn có nhiều điểm khác
biệt khác nữa, chúng ta sẽ cùng tìm ra những điểm này sau khi tìm hiểu những
nội dung tiếp theo của bài học.
30