Page 100 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 100

IV. CÁC  BIỆN  PHÁP  CƯỠNG  CHẾ  THI  HÀNH  QUYẾT  ĐỊNH  XỬ

                     PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

                            1. Khái niệm, đặc điểm biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử
                     phạt vi phạm hành chính

                            a. Khái niệm

                            Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền,

                     căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các hình
                     thức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân,

                     tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử
                     phạt vi phạm hành chính. Kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính là

                     chủ thể có thẩm quyền sẽ ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính
                     đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt
                     vi phạm hành chính được hiểu là các văn bản do các chủ thể có thẩm quyền xử

                     phạt vi phạm hành chính ban hành để quyết định xử phạt về một lĩnh vực cụ thể
                     đối với cá nhân, tổ chức đã thực hiện vi phạm hành chính trong hoạt động quản

                     lý hành chính nhà nước, được áp  dụng một lần đối với một hoặc một số đối
                     tượng cụ thể. Các quyết định xử phạt  vi phạm hành chính luôn thể hiện tính
                     quyền lực nhà nước. Một trong những biểu hiện của tính quyền lực nhà nước

                     trong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính là sự bảo đảm thi hành của
                     quyết định xử phạt. Về nguyên tắc, mọi quyết định xử phạt vi phạm hành chính,

                     kể cả những quyết định có sự phản kháng (khiếu nại, khiếu kiện) từ phía đối
                     tượng bị xử phạt đều sẽ được bảo đảm thi hành bằng những biện pháp cưỡng
                     chế của Nhà nước khi cần thiết.


                            Thi hành quyết định xử phạt được thực hiện dưới hình thức tự nguyện
                     nhưng cũng có trường hợp phải cưỡng chế thi hành. Để việc thi hành quyết định
                     xử phạt được thực hiện đầy đủ, triệt để đúng thời hạn thì pháp luật quy định các

                     biện pháp bảo đảm thực hiện.

                            Ngay từ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính được ban hành đầu tiên
                     năm 1989 đến các Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi bổ

                     sung năm 2007, 2008) sau này cũng như Luật xử lý vi phạm hành chính năm
                     2012 sửa đổi và các Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành

                     chính trong các lĩnh vực nhà nước đều quy định về biện pháp bảo đảm xử lý vi
                     phạm hành chính, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

                            Theo từ điển Tiếng Việt “biện pháp” là cách thức tiến hành, giải quyết

                     một vấn đề cụ thể, “cưỡng chế” là dùng quyền lực nhà nước bắt phải tuân theo,



                                                                 96
   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105