Page 150 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 150
phục tùng. Các chủ thể trong quan hệ pháp luật này cần phải tôn trọng và thực
hiện kịp thời quyết định cưỡng chế hành chính nhằm góp phần bảo đảm kỷ
cương pháp luật và củng cố niềm tin trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công
dân. Trong nhiều trường hợp, người áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành
chính là người tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế hành chính và việc tổ chức
thi hành các quyết định cưỡng chế hành chính có hiệu lực pháp luật thực tế còn
nặng về tâm lý “xin – cho”. Nhận thức này của một số lãnh đạo, cán bộ, công
chức và các cá nhân khác có thẩm quyền làm cho các quyết định cưỡng chế
hành chính có hiệu lực pháp luật trong nhiều trường hợp không được thi hành
nghiêm túc, kịp thời để đảm bảo xử lý vi phạm hành chính.
Chính vì thế, nhận thức của lãnh đạo cơ quan, tổ chức, người có thẩm
quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính; nhận thức của cán bộ, công
chức và các cá nhân khác như người vi phạm có tác động rất lớn đến việc thực
hiện cưỡng chế hành chính. Các biện pháp cưỡng chế hành chính cần phải được
thực hiện nghiêm túc, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, góp phần bảo đảm
trật tự quản lý hành chính nhà nước, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân. Ý thức pháp luật của cán bộ, công chức trước hết biểu hiện ở thái
độ của cán bộ, công chức đối với việc thực thi công vụ của mình, đối với các
quyền của đối tượng bị cưỡng chế. Ý thức pháp luật đòi hỏi hành xử của cán bộ,
công chức thực thi cưỡng chế phải theo pháp luật, chỉ làm những gì mà pháp
luật cho phép; đòi hỏi phải đánh giá đúng và tôn trọng các quyền con người,
quyền công dân trong cưỡng chế. Ý thức pháp luật cao thì sự lạm quyền, tham
nhũng của cán bộ, công chức nhà nước giảm, bởi sự lạm quyền, tham những
nhiều khi không phải do bộ máy hay thể chế mà đạo đức, ý thức của con người.
b. Bảo đảm về kinh tế, cơ sở vật chất
Nền kinh tế xã hội phát triển năng động, bền vững sẽ là điều kiện thuận
lợi cho hoạt động thực hiện pháp luật, tác động tích cực tới việc nâng cao hiểu
biết pháp luật, ý thức pháp luật của các tầng lớp xã hội. Yếu tố kinh tế là nền
tảng của sự nhận thức hiểu biết pháp luật và thực hiện pháp luật nên có tác động
mạnh mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật. C.Mác đã
viết: “Trong thời đại nào cũng thế, chính vua chúa phải phục tùng những điều
kiện kinh tế, chứ không bao giờ vua chúa ra lệnh cho những điều kiện kinh tế
được”. Chẳng qua chế độ pháp luật về chính trị, cũng như về dân sự chỉ là việc
nói lên, ghi chép lại quyền lực của những quan hệ kinh tế” C.Mác (1971), Sự
khốn cùng của triết học, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
Thực tiễn cho thấy khi Nhà nước có nguồn lực kinh tế đủ mạnh thì chúng
146