Page 147 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 147
người đứng đầu cơ quan, tổ chức của người có thẩm quyền cưỡng chế hành
chính trong việc thanh tra, kiểm tra việc thực thi cưỡng chế hành chính; hướng
dẫn cụ thể về nội dung thanh tra, kiểm tra. Trường hợp phát hiện vi phạm pháp
luật, trong kết luận thanh tra và báo cáo kết quả kiểm tra phải nêu rõ trách nhiệm
của các chủ thể và đề xuất hình thức xử lý đối với những vi phạm đó.
Cần phải đổi mới hoạt động thanh tra công vụ theo hướng chuyên nghiệp
hóa, chứ không phải thanh tra khi công chức có vấn đề, thanh tra báo trước,
đồng thời trao đầy đủ thẩm quyền cho lực lượng này. Để tăng hiệu lực hoạt động
của cơ quan thanh tra, cần có những quy định về quyền hạn của cơ quan này ở
mức độ nào, lĩnh vực nào có toàn quyền ra quyết định xử lý; ở vi phạm, vấn đề
nào thì kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý.
Thứ hai, nâng cao chất lượng giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Các tổ chức nói trên có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã
hội, đảm nhiệm nhiều chức năng trong cộng đồng, xã hội. Thực tiễn cho thấy,
khi hoạt động của Nhà nước thiếu đi sự giám sát, sức ép từ phía Nhân dân, công
luận, sẽ phát sinh nhiều vấn đề như duy ý chí, chủ quan, cửa quyền, tham nhũng.
Vì vậy, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
phải gắn liền với phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm của xã hội, đồng thời
giảm bớt ngân sách ở những lĩnh vực có thể xã hội hóa được.
Thứ ba, huy động sự tham gia của Nhân dân vào giám sát hoạt động thực
hiện pháp luật về cưỡng chế hành chính.
Mặc dù pháp luật hiện hành quy định về nguyên tắc mọi công dân, cơ
quan, tổ chức đều có quyền và nghĩa vụ giám sát, phát hiện để kiến nghị cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm hành chính, tuy nhiên quy định này
mới chỉ mang tính chất định hướng chung chứ chưa có cơ chế cụ thể huy động
đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào việc phòng, chống vi phạm hành
chính. Trên thực tế, trách nhiệm phát hiện, xử lý các vi phạm hành chính mới
chỉ chủ yếu thuộc về phía cơ quan nhà nước. Vi phạm hành chính là loại vi
phạm diễn ra hằng ngày, hằng giờ với nhiều loại, tính chất, mức độ khác nhau,
cho nên nếu chỉ trông chờ từ riêng phía cơ quan nhà nước thì sẽ không thể nào
phát hiện và xử lý hết các vi phạm này trong cuộc sống. Do vậy, cần có quy định
khuyến khích sự tham gia của các tầng lớp xã hội trong việc phát hiện và xử lý
vi phạm hành chính, thay vì việc trách nhiệm này chỉ thuộc về các cơ quan nhà
nước. Thực hiện luật phải nằm trong ý thức của người dân, nếu không sẽ xảy ra
tình trạng bên cạnh luật phải có người “canh luật”, vắng “người canh” thì luật
143