Page 142 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 142

nước khác nhau; cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các thiết chế trong tổ chức bộ

                     máy  cưỡng  chế  hành  chính.  Bên  cạnh  đó,  giới  hạn  này  là  một  trong  những
                     phương tiện để công dân, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khi
                     đó, thẩm quyền cưỡng chế là một bảo đảm cho việc áp dụng đúng đắn các biện

                     pháp cưỡng chế hành chính.

                            Khi thẩm quyền cưỡng chế hành chính được trao phù hợp với chức năng,
                     nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, bảo đảm tính hợp lý giữa các chức

                     danh với biện pháp cưỡng chế được áp dụng; đồng thời trao quyền gắn với các
                     quy định về giới hạn thẩm quyền sẽ là những bảo đảm pháp lý quan trọng cho

                     việc áp dụng đúng đắn, có hiệu quả các biện pháp cưỡng chế hành chính.

                            c. Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người có thẩm quyền
                     cưỡng chế

                            Pháp luật cưỡng chế hành chính phụ thuộc rất nhiều vào người thực thi

                     pháp luật. Họ chính là người nhân danh quyền lực nhà nước áp dụng cưỡng chế
                     đối với cá nhân, tổ chức. Vì vậy, hiệu quả thực thi thẩm quyền cưỡng chế hành

                     chính phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức
                     có thẩm quyền cưỡng chế.

                            Quá trình áp dụng cưỡng chế hành chính chịu sự tác động rất lớn của các

                     yếu tố chủ quan như năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức pháp luật,
                     chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức thực thi cưỡng chế.

                            Sự hạn chế về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và chế độ trách nhiệm

                     lỏng lẻo có thể đưa tình trạng vận dụng cưỡng chế không đúng pháp luật do
                     thiếu hiểu biết hoặc do tiêu cực. Ý thức pháp luật của cán bộ, công chức trước
                     hết biểu hiện ở thái độ của cán bộ, công chức đối với việc thực thi công vụ của

                     mình, đối với các quyền của đối tượng bị cưỡng chế. Ý thức pháp luật đòi hỏi
                     hành xử của cán bộ, công chức thực thi cưỡng chế phải theo pháp luật, chỉ làm

                     những gì mà pháp luật cho phép; đòi hỏi phải đánh giá đúng và tôn trọng các
                     quyền con người, quyền công dân trong cưỡng chế. Ý thức pháp luật cao thì sự
                     lạm  quyền,  tham  nhũng  của  cán  bộ,  công  chức  nhà  nước  giảm,  bởi  sự  lạm

                     quyền, tham những nhiều khi không phải do bộ máy hay thể chế mà đạo đức, ý
                     thức của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ ảnh hưởng của đạo đức đến

                     chất lượng công tác “Có tài mà không có đức … chẳng những không làm được
                     gì có ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có
                                                                   5
                     tài … cũng không lợi gì cho loài người”.



                     5
                      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
                                                                138
   137   138   139   140   141   142   143   144   145   146   147