Page 141 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 141

Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính phải đảm bảo cho cá

                     nhân, tổ chức bị cưỡng chế có quyền bảo vệ mình nếu có sự can thiệp bất hợp
                     pháp của cơ quan, người có thẩm quyền cưỡng chế như: quyền được tiếp cận tư
                     vấn pháp lý và đại diện pháp lý; quyền được nhận hồ sơ cũng như biết được các

                     căn cứ cho việc cưỡng chế trước khi ra các quyết định cưỡng chế; quyền đưa ra
                     chứng cứ để bào chữa, phản đối lại các chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền

                     cưỡng chế trong tất cả các trường hợp.

                            b. Thẩm quyền cưỡng chế hành chính

                            Cùng với thủ tục cưỡng chế, thẩm quyền cưỡng chế hành chính là một
                     trong những bảo đảm pháp lý quan trọng cho việc thực hiện cưỡng chế hành

                     chính. Nhìn vào cơ chế cưỡng chế (hành vi bị cưỡng chế - biện pháp cưỡng chế
                     - thẩm quyền cưỡng chế - thủ tục cưỡng chế) có thể thấy, thẩm quyền cưỡng chế

                     hành chính có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra cơ chế thích hợp để áp dụng
                     cưỡng chế trong từng vụ việc cụ thể xảy ra trên thực tế. Thông qua các quy định
                     của pháp luật, thẩm quyền cưỡng chế được xác định cho các chức danh cụ thể

                     trong bộ máy cơ quan nhà nước. Các quy định pháp luật về thẩm quyền cưỡng
                     chế giới hạn những chủ thể được quyền áp dụng cưỡng chế, giới hạn phạm vi

                     thực hiện quyền cưỡng chế của các chủ thể này.

                            Trong mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở các ngành, lĩnh
                     vực khác nhau, sự phân định thẩm quyền cưỡng chế trước hết là điều kiện cần

                     thiết bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế diễn ra
                     bình thường không chồng chéo. Trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý, các quy
                     định về thẩm quyền giúp cho người có thẩm quyền cưỡng chế xác định được vụ

                     việc cụ thể, có thuộc thẩm quyền của cấp mình hay không và giúp cấp trên của
                     họ  dễ  dàng  hơn  trong  đánh  giá  kết  quả  hoạt  động,  cũng  như  xác  định  trách

                     nhiệm của cấp dưới. Ở cấp độ cao hơn, việc xác định thẩm quyền cưỡng chế
                     hành chính giữa các cấp, ngành, lĩnh vực quản lý một cách hợp lý, khoa học sẽ
                     góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cưỡng chế.


                            Thẩm quyền cưỡng chế hành chính không chỉ có ý nghĩa với chủ thể có
                     thẩm quyền cưỡng chế mà nó còn có ý nghĩa quan trọng với các đối tượng quản
                     lý. Thông qua việc quy định thẩm quyền cưỡng chế hành chính, một mặt Nhà

                     nước trao quyền cưỡng chế cho các chủ thể nhất định, mặt khác lại là giới hạn
                     phạm vi quyền lực của các chủ thể đó. Đây cũng là một trong những yếu tố bảo

                     đảm cho việc cưỡng chế đúng pháp luật, công minh, tránh lạm quyền, đồng thời
                     hiệu quả cưỡng chế cũng được nâng cao khi có sự phân cấp hợp lý về thẩm

                     quyền cưỡng chế giữa các cấp quản lý, giữa các chức danh ở các cơ quan nhà


                                                                137
   136   137   138   139   140   141   142   143   144   145   146