Page 144 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 144
công tác cưỡng chế hành chính với đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm
phán có thể thấy, để đạt được các chức danh tư pháp nói trên đòi hỏi người cán
bộ, công chức phải được đào tạo bài bản, đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh bởi
công việc của họ có liên quan đến việc định đoạt tính mạng, các quyền, lợi ích
của con người. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể coi nhẹ việc
đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi
cưỡng chế hành chính, bởi cưỡng chế hành chính cũng là những biện pháp tác
động trực tiếp đến quyền, tự do và lợi ích của công dân. Không thể so sánh với
những chế tài hình sự nghiêm khắc như tử hình, tù chung thân, phạt tù có thời
hạn, nhưng nhiều biện pháp cưỡng chế hành chính cũng có mức độ nghiêm khắc
của nó cũng không kém gì so với một số chế tài hình sự như nhóm các biện pháp
xử lý hành chính, phạt tiền…
Để ngăn ngừa và hạn chế việc lạm quyền trong áp dụng cưỡng chế hành
chính, cần tăng cường trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền cưỡng chế.
Chỉ khi quyền hạn đi liền với trách nhiệm thì người có thẩm quyền cưỡng chế
hành chính mới thận trọng hơn trong việc thực hiện công vụ của mình.
Việc một số cán bộ, công chức trong khi thực thi nhiệm vụ lạm dụng
quyền nhiều hơn là nghĩa vụ, trách nhiệm; dẫn đến tình trạng cửa quyền, quan
liêu và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Vì vậy để
đảm bảo cho việc áp dụng cưỡng chế hành chính đúng với quy định của pháp
luật, cần xây dựng một chế độ trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, minh bạch của cơ
quan, cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ được giao. Trong các chế
độ trách nhiệm đó, không chỉ quy định cán bộ, công chức được làm gì, phải
làm gì trong khi thi hành cưỡng chế, mà còn quy định cụ thể các chế tài đối
với các vi phạm đó.
Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có ý thức pháp luật và năng
lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao là một trong những bảo đảm pháp lý
quan trọng trong thực thi cưỡng chế hành chính.
d. Cơ chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện cưỡng chế hành chính
Để quản lý đất nước, quản lý xã hội, Nhà nước phải ban hành pháp luật,
đồng thời cũng chính Nhà nước tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã
hội. Trong quá trình đó, Nhà nước cần có cơ chế giám sát, kiểm tra để xem xét,
đánh giá việc thực hiện pháp luật của các cơ quan chức năng, của các tổ chức và
cá nhân như thế nào và xem xét tính hiệu quả của hệ thống pháp luật do nhà
nước ban hành trên thực tế.
Khi không có hoặc ít có sự giám sát thì cán bộ, công chức làm việc mà
140