Page 145 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 145
không phải lo bị sự kiểm soát nào, điều đó làm gia tăng nguy cơ sai phạm và
thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Vì vậy, để đảm
bảo hoạt động cưỡng chế hành chính có hiệu quả, cần thiết phải tăng cường
công tác giám sát, kiểm tra trong thực hiện pháp luật về cưỡng chế hành chính.
Hoạt động này ý nghĩa cả đối với những người thực thi cưỡng chế cũng như đối
với người dân trong xã hội.
Hoạt động áp dụng cưỡng chế hành chính là cách thức làm cho pháp
luật về cưỡng chế hành chính đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, pháp luật về
cưỡng chế hành chính có được thực thi hay không, thực thi như thế nào chỉ có
thể đánh giá thông qua hoạt động giám sát, kiểm tra. Giám sát, kiểm tra trong
thực thi cưỡng chế hành chính là một điều kiện quan trọng nhằm bảo đảm
chúng ta đã được áp dụng đúng với bản chất pháp lý, qua đó mà bảo đảm
được hiệu quả của cưỡng chế.
Mục đích của giám sát, kiểm tra việc thực hiện cưỡng chế hành chính là
nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện
những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục. Đối với người thi hành
công vụ, giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về cưỡng chế hành chính là
một công việc rất quan trọng nhằm bảo đảm cho pháp luật không bị vi phạm bởi
các cơ quan, người có thẩm quyền trong khi thi hành công vụ.
Bởi vậy, một cơ chế giám sát, kiểm tra chặt chẽ sẽ khiến cho đội ngũ cán
bộ, công chức thực thi cưỡng chế thận trọng và có trách nhiệm hơn trong thực
hiện công vụ, qua đó phòng ngừa, ngăn chặn những sai phạm trong cưỡng chế
hành chính, bảo đảm cho các quy định của pháp luật cưỡng chế hành chính được
thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của
hoạt động cưỡng chế hành chính.
Đối với người dân, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cưỡng chế hành
chính là một hoạt động có vai trò quyết định trong đấu tranh phòng, chống vi
phạm hành chính, là yếu tố bảo đảm để pháp luật pháp luật thực thi trong cuộc
sống. Cần thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện vi phạm và áp dụng cưỡng
chế một cách kiên quyết, triệt để.
Ở Việt Nam, giám sát, kiểm tra hoạt động cưỡng chế hành chính được
thực hiện chủ yếu bởi các thủ thể sau:
- Các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thuộc cơ quan quyền lực nhà nước,
như Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp,
141