Page 54 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 54
giấy tờ và vật có giá.
Hai là, số lợi bất hợp pháp do cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp
lại sẽ được xử lý bằng hai cách: sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho
đối tượng bị chiếm đoạt.
Nhìn chung, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi đã quy
định khá rõ ràng về biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực
hiện vi phạm hành chính. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị
định, để quy định việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này đối với vi
phạm hành chính trong các lĩnh vực.
Ví dụ: theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày
19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
hải quan nếu cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi xuất khẩu, nhập khẩu, kinh do-
anh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chuyển khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung
thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng
đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam thì
ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt là phạt tiền thì cá nhân, tổ chức vi phạm còn
bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang
vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
- Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định:
Đời sống xã hội luôn biến động và phát triển, các quan hệ xã hội ngày
càng đa dạng và phức tạp. Trong tương quan đó, vi phạm hành chính cũng diễn
ra rất đa đạng, khó lường. Điều này đòi hỏi hoạt động quản lý phải ứng phó
nhanh nhạy, kịp thời, vận dụng sáng tạo pháp luật, tìm biện pháp giải quyết mọi
tình huống phát sinh một cách hiệu quả nhất. Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012 sửa đổi cho phép Chính phủ có quyền bổ sung các biện pháp khắc
phục hậu quả khác so với những biện pháp khắc phục hậu quả do Quốc hội quy
định. Với tư duy này, Quốc hội chỉ quy định các biện pháp khắc phục hậu quả
cơ bản và thừa nhận Chính phủ có quyền bổ sung các biện pháp khắc phục hậu
quả khác. Việc quy định trên nhằm đáp ứng tính chủ động, sáng tạo của hoạt
động hành chính trong giải quyết hậu quả do vi phạm hành chính gây ra bằng
quy định tại điểm k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
sửa đổi.
Ví dụ: theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày
12/3/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
kế toán, kiểm toán độc lập đã quy rõ các biện pháp khắc phục hậu quả khác do
Chính phủ quy định áp dụng với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính như:
50