Page 49 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 49

Tuy nhiên, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, Nghị định

                     xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực chỉ quy định khái quát về buộc
                     khôi phục lại tình trạng ban đầu mà chưa có quy định cụ thể về cách thức xác
                     định “tình trạng ban đầu”. Vì vậy, trên thực tế các chủ thể có thẩm quyền gặp

                     không  ít khó khăn, lung túng khi  áp dụng biện  pháp  buộc khôi  phục lại tình
                     trạng ban đầu trong xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, nhà làm luật cần nghiên

                     cứu, xây dựng các tiêu chí cụ thể để giải thích rõ ràng thế nào là “tình trạng ban
                     đầu”. Trên cơ sở chứng minh thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra, người có
                     thẩm quyền mới có thể áp dụng biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

                     một cách chính xác.

                            - Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép
                     hoặc xây dựng không đúng với giấy phép:


                            Biện  pháp  này  được  áp  dụng  đối  với  các  hành  vi  vi  phạm  hành  chính
                     trong lĩnh vực xây dựng.

                            Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tháo dỡ công trình, phần công

                     trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
                     nếu  cá  nhân,  tổ  chức  vi  phạm  hành  chính  không  tự  nguyện  thực  hiện  thì  bị
                     cưỡng chế thực hiện. Do vậy, điều kiện áp dụng biện pháp này là việc xây dựng

                     công trình phải không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép của cá nhân,
                     tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.

                            Ví dụ: cá nhân, tổ chức có hành vi thi công xây dựng công trình sai nội

                     dung giấy phép (khoản 2 Điều 15 và thi công xây dựng công trình không có giấy
                     phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng (khoản 5 Điều 15)

                     của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 quy định xử phạt vi phạm
                     hành  chính  trong  lĩnh  vực  đầu  tư  xây  dựng;  khai  thác,  chế  biến,  kinh  doanh
                     khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản

                     lý công trình và hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản, phát  triển nhà ở,
                     quản lý, sử dụng nhà và công sở thì sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

                     là buộc tháo dỡ công trình phần công trình xây dựng vi phạm.

                            - Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây
                     lan dịch bệnh:

                            Biện pháp này được áp dụng đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực

                     bảo vệ môi trường và vệ sinh phòng dịch.

                            Mục đích của biện pháp này xuất phát từ thực tiễn các vi phạm hành chính
                     gây ra các hậu quả xấu tác động đến môi trường hoặc làm lây lan dịch bệnh có



                                                                 45
   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54