Page 44 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 44
+ Khái niệm:
Với tư cách là một trong những hình thức xử phạt đối với người nước
ngoài vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam, trục xuất đóng vai trò quan
trọng trong công tác phòng, chống vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt trục
xuất lần đầu tiên được quy định trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) như sau: “Trục xuất là buộc người
nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ quy định thủ tục trục xuất”. So
với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007,
2008), Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi quy định về hình thức
xử phạt trục xuất không có nhiều điểm khác biệt, ngoại trừ làm rõ hơn trục xuất
là một “hình thức xử phạt” và áp dụng đối với “vi phạm hành chính”. Thay đổi
này là hợp lý bởi hình thức xử phạt chỉ được áp dụng đối với vi phạm hành
chính chứ không được áp dụng đối với vi phạm pháp luật nói chung trong đó có
vi phạm hình sự vì nếu là vi phạm hình sự thì có thể bị áp dụng hình phạt trục
xuất chứ không áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Theo quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa
đổi, trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài vi phạm hành chính
tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Căn cứ áp dụng:
* Đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất là người nước ngoài vi
phạm hành chính trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như
vậy, người nước ngoài không vi phạm hành chính tại Việt Nam thì không thể bị
áp dụng hình thức xử phạt này. Bên cạnh đó, cần lưu ý là công dân Việt Nam dù
có vi phạm hành chính nghiêm trọng như thế nào thì cũng không thể bị trục xuất
bởi đây là một bảo đảm mang tầm hiến định của công dân. Ngoài ra, cũng cần
làm rõ không phải người nước ngoài nào có vi phạm hành chính tại Việt Nam
cũng đều bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, vì điểm c khoản 1 Điều 5 Luật
Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi đưa ra quy định mang tính ngoại lệ.
Cụ thể, người nước ngoài vi phạm hành chính ở Việt Nam thì bị xử phạt vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định khác. Điều này thể hiện sự tôn trọng Điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên.
* Về điều kiện bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất: Đó là người nước
ngoài phải vi phạm hành chính trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
40