Page 48 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 48
thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm lập hồ sơ thi
hành quyết định trục xuất.
Hồ sơ bao gồm: Quyết định xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính;
Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu của người bị
trục xuất; Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có);
Các tài liệu khác có liên quan.
b. Các biện pháp khắc phục hậu quả
Biện pháp khắc phục hậu quả là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến
hành, buộc cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải thực hiện những nghĩa vụ
pháp lý nhất định nhằm khôi phục một phần hoặc toàn bộ những thiệt hại do vi
phạm hành chính gây ra. Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các
biện pháp khắc phục hậu quả gồm các biện pháp sau đây:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu là một trong các biện pháp khắc
phục hậu quả được áp dụng thường xuyên trong quá trình xử phạt vi phạm
hành chính.
Mục đích của biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng
ban đầu do vi phạm hành chính gây ra là nhằm khôi phục lại hiện trạng ban đầu
của đối tượng bị vi phạm hành chính xâm hại. Ví dụ tại điểm b khoản 10 Điều 8
Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: cá nhân có các
hành vi vi phạm như ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn, đổ dầu nhờn hoặc
các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua
đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông sẽ bị áp
dụng hình thức xử phạt là phạt tiền thì còn bị áp dụng biện pháp buộc khôi phục
lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra nhằm khôi phục lại tình
trạng của đối tượng bị xâm hại như trước khi có vi phạm hành chính.
Căn cứ vào Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, Nghị định
xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực sẽ quy định về việc áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả này đối với những vi phạm cụ thể. Điều này tạo cơ sở
pháp lý cụ thể cho việc áp dụng biện pháp này trong thực tế. Ví dụ, trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường, biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu được
quy định cụ thể là “Buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã
bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen
từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật”.
44