Page 53 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 53

hàng hóa, bao bì hàng hóa thì sẽ bị áp dụng  biện pháp khắc phục hậu quả là

                     buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa.

                            - Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng:

                            Biện pháp này được áp dụng đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh
                     vực quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

                            Xuất phát từ thực tiễn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều cá nhân,

                     tổ chức đã sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa, sản phẩm không đảm bảo chất
                     lượng hoặc quá hạn sử dụng gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Vì vậy, cùng với

                     việc xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức xử phạt chính thì có thể kèm
                     theo áp dụng biện pháp này đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.

                            Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không bảo

                     đảm chất lượng đã đăng ký hoặc công bố và hàng hóa khác không bảo đảm chất
                     lượng, điều kiện lưu thông thì phải thu hồi các sản phẩm, hàng hóa vi phạm

                     đang lưu thông trên thị trường; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không
                     tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

                            - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành

                     chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành
                     chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật:

                            Theo quy định của pháp luật, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do

                     vi phạm hành chính là một biện pháp khắc phục hậu quả. Biện pháp này lần đầu
                     tiên được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Sự ra đời
                     của biện pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể có thẩm quyền có

                     thêm lựa chọn trong quá trình xử phạt  vi phạm hành chính, nhất là trong bối
                     cảnh các vi phạm hành chính diễn ra ngày càng đa dạng và gây ra những thiệt

                     hại nhất định. Để hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi
                     bất hợp pháp khi tang vật bị tẩu tán, tiêu hủy thì cá nhân, tổ chức buộc nộp lại số
                     tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện đó có quy định: cá nhân, tổ chức vi phạm

                     phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá có được từ
                     vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đã đã thực hiện để sung vào ngân sách

                     nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi
                     phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

                            Dựa vào quy định trên, biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có

                     được do thực hiện vi phạm hành chính có 2 đặc điểm sau:

                            Một là, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi đã khoanh vùng
                     một số lợi ích bất hợp pháp có được từ vi phạm hành chính gồm tiền, tài sản,


                                                                 49
   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58