Page 57 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 57
Tuy nhiên không phải mọi chiến sĩ Công an nhân dân đều có quyền xử
phạt vi phạm hành chính, mà chỉ có chiến sĩ Công an nhân dân “đang thi hành
công vụ” mới có quyền này.
b. Thẩm quyền xử phạt hành chính của Trạm trưởng, Đội trưởng của
chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ, Thủ trưởng đơn vị Cảnh
sát cơ động cấp đại đội (khoản 2 Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
2012 sửa đổi) cụ thể:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 3% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy
định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi nhưng
không quá 1.500.000 đồng.
Theo quy định nêu trên, cán bộ công an giữ chức vụ là Trạm trưởng hoặc
Đội trưởng có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hai trường hợp sau đây:
- Xử phạt đối với các vụ việc vi phạm hành chính do chiến sĩ Công an
nhân dân đang thi hành công vụ phát hiện ra và chiến sĩ này thuộc quyền quản lý
của mình.
- Xử phạt đối với các vụ việc vi phạm hành chính do mình trực tiếp phát
hiện trong khi thi hành công vụ.
c) Thẩm quyền xử phạt hành chính của Trưởng Công an cấp xã,
Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng
Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động,
Thủy đội trưởng (khoản 3 Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
sửa đổi) cụ thể:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy
định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi nhưng
không quá 2.500.000 đồng.
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây
lan dịch bệnh;
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật
nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại
53