Page 62 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 62

nhiên, về điều kiện giao quyền thì có sự khác nhau trong 3 trường hợp nêu trên.

                     Nếu việc giao quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm
                     hành chính và giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được thực
                     hiện khi cấp trưởng vắng mặt (tức giao quyền theo vụ việc), thì việc giao quyền

                     xử phạt vi phạm hành chính cũng như áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả lại
                     có thể hoặc thực hiện theo vụ việc hoặc thường xuyên, lâu dài. Quy định này

                     càng khẳng định quyết tâm của nhà làm luật trong việc xử phạt và khắc phục
                     hậu quả do vi phạm hành chính gây ra một cách nhanh chóng, kịp thời.

                            Nhằm tạo ra cách hiểu và áp dụng thống nhất, ngày 18/8/2017, Chính phủ

                     ban hành Nghị định số 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
                     định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số
                     điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong đó giải thích rõ

                     ràng về hình thức của văn bản giao quyền. Theo đó, hình thức của văn bản giao
                     quyền là “quyết định” (khoản 3 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP). Đây là

                     một quy định hợp lý vì tính pháp lý của quyết định cao hơn các hình thức văn
                     bản khác. Đồng thời, quy định này cũng thể hiện được sự cân nhắc kỹ lưỡng của
                     chủ thể giao quyền đối với cấp phó trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.


                            Hai  là,  cấp  phó  được  giao  quyền  phải  tự  chịu  trách  nhiệm  trước  cấp
                     trưởng và trước pháp luật. Cấp phó không được giao quyền hoặc ủy quyền cho
                     bất kỳ người nào khác (khoản 3 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm

                     2012 sửa đổi.

                            Quy định này không chỉ buộc cấp phó phải thực hiện nhiệm vụ được giao
                     với tất cả sự tận tâm, không trốn tránh, đẩy lùi trách nhiệm cho người khác, mà

                     còn bảo đảm khả năng quản lý, kiểm soát của cấp trưởng đối với cấp phó.

                            II. CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM
                     HÀNH CHÍNH


                            1. Khái niệm, đặc điểm các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi
                     phạm hành chính

                            a. Khái niệm

                            Theo quy định các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành

                     chính là các biện pháp do chủ thể có thẩm quyền áp dụng nhằm làm chấm dứt vi
                     phạm pháp luật, ngăn chặn hậu quả, thiệt hại và bảo đảm việc xử lý vi phạm

                     hành chính đúng pháp luật.

                            Theo từ điển Tiếng Việt “ngăn chặn” có nghĩa là chặn lại, làm hạn chế
                     khả năng gây tác hại, còn “biện pháp” là cách làm, cách thức tiến hành, giải


                                                                 58
   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67