Page 64 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 64

(đối tượng vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm cao hơn cho xã hội), còn biện

                     pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính áp dụng trong phạm vi
                     quản lý hành chính nhà nước và theo thủ tục hành chính (là vi phạm pháp luật ít
                     nguy hiểm hơn).


                            - Mục đích của nhóm biện pháp cưỡng chế này nhằm kịp thời ngăn chặn
                     hành vi vi phạm và hậu quả đối với xã hội do vi phạm đó gây ra; ngăn chặn
                     những hành vi cản trở việc thực thi công lý từ phía người vi phạm.


                            Như vậy, khác với mục đích của các biện pháp cưỡng chế khác, mục đích
                     của các biện pháp này là nhằm chấm dứt kịp thời hành vi vi phạm pháp luật,
                     ngăn ngừa hậu quả do vi phạm gây ra và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành

                     chính đạt hiệu quả. Nếu như xử phạt vi phạm hành chính là nhóm biện pháp độc
                     lập nhằm mục đích trừng trị người vi phạm bằng cách tước bỏ quyền hạn, gây

                     thiệt hại về vật chất với người vi phạm bằng cách áp dụng hình thức xử phạt như
                     phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
                     đình chỉ hoạt động có thời hạn… hoặc bằng cách lên án có tính giáo dục tinh

                     thần như cảnh cáo. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính thể hiện sự đánh
                     giá của nhà nước đối với người vi phạm, là sự giải quyết thực chất vụ việc vi

                     phạm, qua đó hướng đến mục đích trừng trị, giáo dục của pháp luật. Trong khi
                     đó các biện ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính không nhằm trừng
                     trị người vi phạm mà nhằm chấm dứt kịp thời hành vi vi phạm, ngăn ngừa hậu

                     quả do vi phạm gây ra.

                            - Chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý
                     vi phạm hành chính là cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước theo quy

                     định của pháp luật.

                            Điều này khác với thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng
                     hình sự, đó là cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc trong nhiều

                     trường hợp, pháp luật còn trao cho tất cả mọi người quyền áp dụng biện pháp
                     ngăn chặn đối với người phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã nhằm

                     kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội. Sự khác biệt này xuất phát từ đặc trưng về
                     khách thể của biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự có tính chất nghiêm
                     trọng và nguy hiểm cho xã hội cao hơn trong ngăn chặn hành chính; đồng thời

                     cũng xuất phát từ đặc trưng của quan hệ pháp luật hành chính với một bên chủ
                     thể của quan hệ bắt buộc phải là chủ thể mang quyền lực nhà nước.

                            - Các biện pháp này có thủ tục áp dụng riêng.


                            Do các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được
                     áp dụng trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước và phần lớn theo thủ tục

                                                                 60
   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69